Đồi Cha Quang Quảng Bình – Di tích lịch sử quốc gia
Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cha Quang trên con đường 12A huyền thoại là địa điểm du lịch Quảng Bình về nguồn hoài niệm ý nghĩa. Nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt của Đại đội 759 thuộc Thanh niên xung phong Quảng Bình; đã quyết tâm bám trụ “máu có thể đổ nhưng đường không thể tắc”. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước. Ngày nay trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng; tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
Đồi Cha Quang tọa độ lửa
Đồi Cha Quang Quảng Bình ở km21 đường 12A; nằm trong hệ thống đường Hồ Chí Minh thuộc xã Dân Hóa; huyện Minh Hóa.
Con đường 12 A là huyết mạch giao thông vô cùng quan trọng. Tuyến đường ngang vượt Trường Sơn duy nhất có thể vận tải cơ giới chuyển hàng hóa; vũ khí; đạn dược… sang nước bạn Lào rồi chuyển tiếp cho chiến trường miền Nam. Với địa hình hiểm trở, xuyên qua những triền núi cao, bên dưới là vực sâu thăm thẳm, độ dốc lớn.
Khi quân đội Mỹ phát hiện; chúng điên cuồng cho máy bay thả bom xuống rất khốc liệt từ ngã ba Khe Ve lên đến Khe Tang – Bãi Dinh – La Trọng – Cha Lo-Cổng Trời – đèo Mụ Giạ nhằm cắt đứt con đường chi viện của hậu phương miền Bắc. Đường bắt đầu được mở từ năm 1960 nhưng tính đến tháng 10/1966 địch đã đánh vào đoạn này tới 445 trận với 4.095 quả bom. Tính ra mỗi TNXP ở đây phải hứng chịu 32 quả bom. Thế nhưng, bom đạn của Mỹ không thể khuất phục ý chí kiên cường của các anh; các chị.
Sự kiện bi hùng
Ngược dòng thời gian vào ngày 3/7/1966; nơi đây đã chứng kiến sự hy sinh anh dũng của bảy TNXP thuộc đại đội 759 (Thanh niên xung phong Quảng Bình).
Trong khi đang làm nhiệm vụ san mặt đường; lấp hố bom thông suốt cho xe chở vũ khí; đạn dược ra tiền tuyến; thì bảy TNXP trúng bom tọa độ và bị một khối lượng đất đá khổng lồ vùi lấp. Sau nhiều giờ tìm kiếm song không thấy thi thể đồng đội trong đêm tối; đại đội TNXP 759 lại quyết định san lấp đất đá cho xe qua. Sau khi thông đường, họ lại bắt tay vào tìm kiếm thi thể đồng đội, vừa đào bới vừa đối phó với bom tọa độ. Đến 5h sáng ngày 11-7, đơn vị mới lần lượt tìm được 6 người, riêng thi thể của anh Trần Xuân Trường vẫn nằm lại dưới lòng đường. Từ đó đồi Cha Quang còn mang thêm cái tên khác nữa là đồi 37 để tưởng nhớ ngày hy sinh của TNXP.
Đến tận 5 năm sau; trong lúc thi công hạ độ dốc của đường mới phát hiện ra thi thể anh Trường. Hài cốt của anh được đưa về Nghĩa trang liệt sỹ TNXP Trường Sơn (Nghĩa trang Tân Ấp) thuộc xã Hương Hóa; huyện Tuyên Hóa; tỉnh Quảng Bình; nơi 6 đồng đội của anh đang yên giấc ngàn thu.
Năm 2009; tập thể bảy liệt sỹ TNXP hy sinh ở đồi Cha Quang đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Di tích lịch sử đồi Cha Quang cũng đã được Bộ Văn hóa; Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.