Ngũ Hành Sơn – Kỳ quan thiên nhiên tạo hóa ban tặng

Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là núi Non Nước là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất của tour du lịch Đà Nẵng. Ngọn núi này được người đời ca ngợi, gắn liền với vô số huyền thoại được truyền từ đời này sang đời khác.

Dạo quanh phố phường Đà Thành chiêm ngưỡng vẽ đẹp tình tứ và lãng mạn của những thắng cảnh tuyệt đẹp. Một Ngũ Hành Sơn gối mình bên những hào hoa, náo nhiệt.

Có thể nói Ngũ Hành Sơn là một tuyệt tác của thiên nhiên được tạo hóa ban tặng cho người dân ở Đà Nẵng.

MỤC LỤC

+
  1. 1. Ngũ Hành Sơn trường tồn cùng năm tháng
  2. 2. Năm ngọn núi của Ngũ Hành Sơn
    1. 2.1. Kim Sơn
    2. 2.2. Mộc Sơn
    3. 2.3. Thủy Sơn
    4. 2.4. Hỏa Sơn
    5. 2.5. Thổ Sơn
  3. 3. Những địa danh nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
    1. 3.1. Chùa Tam Thai
    2. 3.2. Động Âm Phủ
    3. 3.3. Động Huyền Không
    4. 3.4. Động Vân Thông
    5. 3.5. Động Quan Âm
  4. 4. Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
    1. 4.1 Ngũ Hành Sơn thuộc quận nào?
    2. 4.2 Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng ở đâu?
    3. 4.3 Ngũ Hành Sơn là gì?
    4. 4.4 Huyền thoại truyền thuyết Ngũ Hành Sơn
    5. 4.5 Hang Âm Phủ Ngũ Hành Sơn
    6. 4.6 Lịch Sử Ngũ Hành Sơn
    7. 4.7 Ý nghĩa tên gọi Ngũ Hành Sơn
    8. 4.8 Vé đi ngũ hành sơn
    9. 4.9 Đi Ngũ Hành Sơn về chia tay?
    10. 4.10 Chùa ở Ngũ Hành Sơn
  5. 5. Du lịch Ngũ Hành Sơn Hội An
    1. Ngũ Hành Sơn có gì hay?
    2. Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng có gì đẹp?
    3. ngũ hành sơn có gì chơi
    4. Check in ngũ hành sơn
    5. ăn gì ở ngũ hành sơn đà nẵng
    6. ăn sáng quận ngũ hành sơn
    7. quận ngũ hành sơn có gì ăn
    8. quán ăn ngon ngũ hành sơn đà nẵng
    9. kfc ngũ hành sơn đà nẵng
    10. khách sạn ở ngũ hành sơn đà nẵng
    11. tour ngũ hành sơn hội an 1 ngày
    12. tour đi ngũ hành sơn và hội an
    13. homestay ngũ hành sơn đà nẵng
    14. Kinh nghiệm đi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
    15. từ ngũ hành sơn đến hội an
    16. giá vé ngũ hành sơn
  6. 6. Đi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
    1. Đi Ngũ Hành Sơn nên mặc gì?
    2. Đi ngũ hành sơn mất bao lâu
    3. Ngũ Hành Sơn cách Đà Nẵng bao xa?
    4. Ngũ Hành Sơn có bao nhiêu ngọn núi?
    5. ngũ hành sơn tiếng anh là gì
    6. ngũ hành sơn thuộc tỉnh nào
    7. ngũ hành sơn tiếng trung
    8. ngũ hành sơn có bao nhiêu phường
    9. ngũ hành sơn có mấy phường
    10. ngũ hành sơn được mệnh danh là gì
    11. ngũ hành sơn có bao nhiêu bậc thang
    12. ngũ hành sơn cao bao nhiêu
    13. ngũ hành sơn cách đà nẵng bao xa
    14. ngũ hành sơn mở cửa mấy giờ
    15. ngũ hành sơn mấy giờ đóng cửa
    16. ngũ hành sơn có mất vé không
    17. ngũ hành sơn đà nẵng giá vé
    18. karaoke ngũ hành sơn đà nẵng
    19. thuyết minh về ngũ hành sơn lớp 8

Toàn cảnh kỳ quan Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng

Chốn sơn kỳ thủy tú với nét đẹp như mơ như thực chẳng khác nào tiên cảnh chốn bồng lai. Một lần đến với Đà Nẵng, ghé qua địa danh này, không ít du khách ngẩn ngơ trước vẻ đẹp quá đỗi thơ mộng của nó.

Ngũ Hành Sơn được biết đến là một trong những thắng cảnh được hình thành từ 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển. Vì thế mà sự kết hợp hài hòa giữa sông núi đã tạo cho nơi đây nhiều hình thù và vẽ đẹp đáng tự hào.

1. Ngũ Hành Sơn trường tồn cùng năm tháng

Nằm cách trung tâm thành phố 8km về phía Đông Nam ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An, Nay thuộc phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn.

Ngũ Hành Sơn nằm giữa những bãi cát mịn kéo dài từ biển Non Nước đến bán đảo Tiên Sa. Đây là các hòn đảo nằm gần bãi biển do tác động của thủy triều đã bồi đắp và tạo nên những thiên cảnh hùng vĩ.

Du khách chụp hình lưu niệm trên Ngũ Hành Sơn

Sự kì vĩ của một Ngũ Hành Sơn luôn mang đến cho du khách những cảm nhận thú vị về thiên cảnh được tạo hóa dựng nên một cách công phu và tuyệt mỹ. Qua đôi bàn tay khéo léo của những người dân nơi đây đã làm cho ngọn núi ở đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.

Chút huyền bí và linh thiêng của ngọn núi đã làm cho ngọn núi có được một sức hút hấp dẫn đối với du khách trong nước cũng như nước ngoài mội lần ghé thăm Đà Thành. Những ngọn núi được hình thành và cải tiến không ngừng qua bàn tay điêu luyện và tài hoa của những người nghệ nhân.

Một làng đá Non Nước được dựng nên và mang lại nhiều thành quả đáng được ghi nhận, đây không chỉ là nơi mang đến cho du khách những cảm nhận thực tế về nghề làm đá trứ danh và tạo ra những hình thù đặc trưng mà tại nơi đây còn hội tụ nhiều vẽ đẹp kì bí, hấp dẫn.

Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Một Kim Sơn ở phía bắc, với hình dáng như một quả chuông úp ngược, tựa mình bên dòng sông Trường đoạn nối dài với sông Hàn. Tại nơi đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng một động Quan Âm huyền bí cùng những câu chuyện về một hang động linh thiêng.

Cùng với Kim Sơn là sự hình thành của một Mộc Sơn với nhiều điểm nhấn đặc biệt với sự hiện diện của những ngọn núi Thượng Thai, Trung Thai, Hạ Thai mang đến nhiều di vật quý còn sót lại cùng nhiều bài vì thờ các vị thần linh và các bậc anh hùng trước.

Hay một Hỏa Sơn với những câu ca tương truyền đi vào cùng tiềm thức của người dân nơi đây như: Một Nghìn Năm trước là một đường biển, một nghìn năm sau là một hòn núi có danh. Cùng với một Thổ Sơn từng có cái tên núi Đá Chồng đây là ngọn ngọn núi thấp nhất nhưng cũng dài nhất.

Chiêm ngưỡng bấy nhiêu điều kì bí từ những ngọn núi ấy sẽ giúp du khách hiểu hơn về một lịch sử hình thành và phát triển đa dạng của những ngọn núi trải dài bậc nhất mang đến cảm nhận mới đằng sau một thành phố náo nhiệt và sôi động.

2. Năm ngọn núi của Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn tọa lạc ở làng Hòa Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, núi Non Nước cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam trên một bãi cát trắng rộng mênh mông gần bờ biển.

Một chiếc cổng cổ xưa là lối vào động Huyền Không và động Hoa Nghiêm

Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi phân biệt là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn.

2.1. Kim Sơn

Kim Sơn ở phía bắc 2 ngọn Hỏa Sơn, phía bắc đường Sư Vạn Hạnh, phía nam ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn.

Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.

2.2. Mộc Sơn

Mộc Sơn nằm ở hướng Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Tuy cái tên gắn với từ “Mộc” nhưng cây cối ở ngọn núi này không nhiều.

Không gian tâm linh rộng lớn bên trong Động Huyền Không

Trong lịch sử khi xưa có ghi lại, núi này là một hòn kỳ vĩ, sườn núi dựng đứng, những chồng đá trắng nhỏ nhô lên tua tủa trông rất sống động và oai hùng.

Về sau, theo sự biến chuyển của thời gian, sườn núi nơi phía Bắc và phía Nam bị đào xới quá nhiều nên nhìn Mộc Sơn như một bức tranh bị phá hủy, lồi lõm không đồng đều.

2.3. Thủy Sơn

Tọa lạc trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc có diện tích khoảng 15 ha, chiều cao lên đến 160m.

Thủy Sơn có ba đỉnh nằm ở ba tầng giống như vị trí của ngôi sao Tam Thai nên ngọn núi này còn có cái tên khác là núi Tam Thai.

Đây cũng là ngọn núi lớn, cao và lộng lẫy nhất nên được nhiều du khách đến đây tham quan và chiêm ngưỡng.

Ánh sáng kỳ ảo càng thêm vẻ kỳ bí linh thiêng ở Động Huyền Không

– Thượng Thai là ngọn núi cao nhất khoảng 106m nằm ở phía Tây Bắc của Thủy Sơn. Ở tòa này có những công trình kiến đồ sộ như chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài, động Hoa Nghiêm,…..

– Trung Thai là ngọn thấp hơn Thượng Thai một chút, nằm ở phía Nam của Thủy Sơn. Ở đây có những kỳ quan thiên nhiên như Cổng Vân Căn Nguyệt Quật, động Vân Thông, động Thiên Long và động Thiên Phước Địa,… với khung cảnh hết sức huyền bí.

– Hạ Thai là ngọn núi thấp nhất nằm ở phía Đông của Thủy Sơn, ở đây có chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài và động Tàng Chơn,… nhận được nhiều sự chú ý của khách du lịch.

Trên Thủy Sơn còn có hai di vật cổ cực kỳ quý báu là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật nằm ở động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa còn lưu giữ bút tích của nhà vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai.

2.4. Hỏa Sơn

Hỏa Sơn nằm ở phía Tây Nam đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh.

Trong lịch sử xưa có ghi chép con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam của Hỏa Sơn nhưng ngày nay chỉ còn lại một dải nước nhỏ hẹp.

Nhưng dù sao cũng có núi có sông hợp thành bức tranh phong cảnh hữu tình.

Một ngôi đền nhỏ bên trong động Huyền Không

Hỏa Sơn là một hòn kép gồm hòn Âm và hòn Dương được gắn kết với nhau bằng đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên. Nơi khoảng giữa con đường này là ngôi chùa danh Ứng Thiên.

– Âm Hỏa Sơn

Nằm ở phía Đông, chóp núi khá tròn nhô lên cao hơn so với hòn Dương Hỏa Sơn. Dọc theo sườn núi có khá nhiều thớ đá nằm nghiêng, cắt ra từng đoạn, cây cối hoa lá xen kẽ.

Từ nơi này, bạn có thể đi thẳng đến hai ngọn núi Kim Sơn và Thổ Sơn. Ở dưới chân núi có tảng đá khắc chữ Phổ Đà Sơn Quan Âm điện vậy nên hòn Âm Hỏa Sơn này còn có cái tên khác là Phổ Đà Sơn.

– Dương Hỏa Sơn

Hay còn được người dân địa phương gọi là núi Ông Chài. Trên hòn núi này có hai ngôi chùa cổ có lịch sử trăm năm là Linh Sơn tự và động Huyền Vi.

Ngày xưa, khi mà Hội An và Đà Nẵng còn giao lưu bằng đường thủy, ở đây có một bến sông nên lúc nào của náo nhiệt và tấp nập. Trên bờ sông còn dựng cả ngôi miếu Ông Chài nhưng ngày nay đã bị đổ nát do thời gian tàn phá.

2.5. Thổ Sơn

Nằm ở phía Tây Bắc, Thổ Sơn là ngọn núi thấp nhất trong Ngũ Hành Sơn nhưng có cũng là ngọn núi dài nhất.

Động Huyền Không được các nghệ nhân chạm trổ tinh xảo

Từ xa nhìn lại, Thổ Sơn như con rồng nằm dài trên bãi cát, ngọn núi này có hai tầng lô nhô với những hòn đá trên đỉnh, nhiều nhất là ở sườn phía Đông.

Trong những câu chuyện ngày xưa, Thổ Sơn vốn là nơi địa linh nhân kiệt, người Chăm đã chọn nơi đây là đồn trú. Hiện giờ vẫn còn lưu giữ những dấu tích của kiến trúc Chăm pa.

Nơi chân núi của Thổ Sơn có ngôi chùa Long Hoa cùng Huệ Quang và một địa đạo nào đó.

3. Những địa danh nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Ngũ Hành Sơn không những nổi tiếng với nét đẹp thiên nhiên kỳ vĩ mà nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi các công trình kiến trúc đồ sộ, dấu ấn văn hóa lịch sử còn in đậm trên những tấm bia, hang động của Ngũ Hành.

Không biết bao nhiêu nhà thơ, thi sĩ, họa sĩ tốn vô số giấy mực cũng không đủ phác họa một cách trọn vẹn về Ngũ Hành Sơn này.

3.1. Chùa Tam Thai

Chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ được xây dựng cách đây hơn 400 năm được xem là quốc tự và di tích Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam.

Vào năm 1825, nhà vua Minh Mạng trong một chuyến tuần du đến Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng lại chùa. Hai năm sau đó, ngài cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Em gái của nhà vua đến xin xuất gia và tu hành tại đây.

Chùa Tam Thai ở núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Chánh điện của chùa Tam Thai có thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn tọa lạc trên tòa sen, hai bên là tượng thờ Quan Thánh và Bồ Tát.

Theo sự tàn phá của thời gian, chùa bị hư hỏng và được trùng tu khá nhiều lần. Hòa thượng Thích Trí Giác đã từng trùng tu lại chùa vào năm 1995, mặt xây ở hướng Nam.

Mái của chùa có hai tầng, lợp ngói lưu ly, nóc trang trí hình lưỡng long hí nguyệt.

Tam Thai cũng là nơi được nhiều phật tử cùng khách hành hương ghé thăm vào khoảng thời gian đầu năm mới. Đến đây chiêm bái, ngắm nhìn cảnh đẹp của chùa ta chợt thấy lòng yên bình đến kỳ lạ.

3.2. Động Âm Phủ

Nếu bạn muốn khám phá sự huyền bí của tự nhiên thì động Âm Phủ là lựa chọn lý tưởng nhất. Sự hình thành và kiến tạo độc đáo của tự nhiên, động Âm Phủ được xem là hang động có diện tích lớn nhất trong quần thể những hang động ở Ngũ Hành Sơn.

Bên trong Động Huyền Không còn thờ tự ba vị Thánh là Quan Công, Quan Bình và Châu Xương

Nhân quả tuần hoàn, vạn vận chia thành âm dương, sống phải có sinh có tử vậy nên trên ngọn Thủy Sơn có đường lên trời thì phải có động Âm Phủ. Hai mặt đối lập mới tạo nên sự cân bằng trong tạo hóa.

Trong hang động này có nhiều truyền thuyết, nửa thật nửa ảo. Thật là con người khi sinh ra có một lần sinh và một lần từ. Còn ảo là sự phân xử về thiện và các, nhân và quả của con người.

Do đó, trong động Âm Phủ chia làm hai ngách, ngách lên trời và ngách xuống âm phủ. Âm phủ là thế giới của những người đã khuất.

Theo đạo Phật, người đã chết không phải được luân hồi mà phải xuống cõi Âm ty. Người tích thiện nhiều sẽ siêu thoát và được lên trời, kẻ ác thì xuống 18 tầng địa ngục.

3.3. Động Huyền Không

Nếu như động Âm Phủ nổi danh bởi sự huyền bí thì động Huyền Không lại khiến cho du khách choáng ngợp bởi sự huyền ảo và nét đẹp có một không hai của nó. Huyền Không cũng là hang động có giá trị tâm linh to lớn nhất, thích hợp cho những du khách hành hương chiêm bái.

Động Huyền Không có một động lộ thiên, vòm hình tròn, mặt nền khá bằng phẳng. Trên vòm ấy có 5 lỗ thông ra ngoài, ánh sáng tràn vào tạo nên không khí huyền bí và lung linh cho hang động.

Động Huyền Không được đông đảo du khách ghé thăm

Chu vi của vòm tròn ấy khoảng 25m được bài trí đa dạng, hình ảnh phong phú của Phật giáo.

Những bậc cấp bước xuống hang động, hai bên là các bức tượng của các vị thần Thiện và Ác như câu thần chú quanh quẩn bên tai, nhắc nhở con người phải hướng hiện, từ bi.

Trên cao nhất của động Huyền Không là tượng Phật Thích Ca được làm cách đây 56 năm.

Phật Thích Ca uy nghiêm được đặt vị trí cao nhất chính giữa hang động

Bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát, bên trái là đền thờ bà Ngọc Phi (Chúa Tiên) dành cho những du khách đến cầu tài, cầu lộc.

Còn bên phải động là đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn được du khách ghé đến cầu nguyện về chuyện sức khỏe và sự bình an.

Quanh vòm động có rất nhiều những hòn đá bám vào vách tạo nên những hình thù khá kỳ lạ.

Chẳng hạn như khuôn mặt của một ông lão đang nhìn nghiêng, hay hình của một con chim hạc, đà điểu, có thể là hình hai đầu voi với chiếc vòi thả xuống. Hoặc cũng có thể là hình con cò cùng chiếc mỏ thật dài ngọn ép sát vào vách động.

Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được không trí trầm lắng, túc mục của chốn linh thiêng nơi trần thế!

3.4. Động Vân Thông

Động Vân Thông nho nhỏ nằm gọn trong lòng núi có hình tròn tựa như đường ốc chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ rất lâu đời có khắc chữ “Ngũ Uẩn Sơn”.

Ngôi đền nhỏ trong Động Huyền Không

Chính giữa động Vân Thông là bức tượng phật khổng lồ. Sau lưng bức tượng ấy là đường đi lên động, đường đi vừa dài vừa hẹp, lên trên cùng là miệng động có đường kính khoảng hơn 1m.

Ánh sáng xuyên từ miệng động xuống trong động tạo nên những vầng hào quang rực rỡ khiến cho bức tượng thêm phần phiêu miểu, chẳng khác nào cõi Phật

Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn.

Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới lên được.

Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động, tạo ánh hào quang rực rỡ.

3.5. Động Quan Âm

Điểm độc đáo của hang động này là những thạch nhũ nhiều màu sắc tạo ra những bức tượng phật độc đáo.

Trong đó khối thạch nhũ lớn nhất tạo thành bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoàn hảo, đẹp hơn bất kỳ pho tượng nào do nhân công tạo thành. Dường như bức tượng được hình thành từ tạo hóa của thiên nhiên này quá đỗi hoàn mỹ khiến cho du khách phải nhẹ bước khi đến đây chiêm ngưỡng.

Nằm ở phía cuối hang động là một hồ nước mát trong lành, dòng nước lạnh ngọt quanh năm nên người ta còn gọi hồ nước này là Cam Lộ.

Trên những bức đá rêu phong, du khách đến đây còn có thể tìm thấy những bút tích để lại của các thi nhân thời Trần, Lê vịnh cảnh, cảm thán trước thiên nhiên tươi đẹp ở nơi đây.

Đứng trên Vọng Giang Đài, từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể nhìn thấy cả con sông Trường Giang với dòng chảy xanh biết.

Phóng tầm mắt bao quát, cả Ngũ Hành Sơn như một bức tranh sơn thủy thu nhỏ, có núi có sông, có hang động, đền chùa,… quá đẹp, đẹp đến mê hồn người.

4. Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Sở dĩ Ngũ Hành Sơn tại Đà Nẵng còn có cái tên khác là núi nước non bởi nó chẳng khác nào một hòn non bộ khổng lồ nằm giữa lòng thành phố Đà Nẵng.

Ngũ Hành Sơn mang nét đẹp tuyệt mỹ của tự nhiên, của lịch sử, của văn hóa và cả thơ ca. Nét đẹp huyền ảo, mênh mang gợi lên biết bao cảm xúc của du khách khi đến nơi đây.

Có thể nói Đà Nẵng là một trong những thành phố nổi bật nhất của cung đường du lịch miền Trung một phần lớn là nhờ vào năm ngọn núi xinh đẹp này.

4.1 Ngũ Hành Sơn thuộc quận nào?

Danh thắng Ngũ Hành Sơn gọi tắt là Ngũ Hành Sơn thuộc Quận Ngũ Hành Sơn nằm ở phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 8km, phía đông giáp biển, phía tây giáp sông Cổ Cò.

4.2 Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng ở đâu?

Ngũ Hành Sơn ở đâu nhỉ? để lên kế hoạch đi chơi, Ngũ Hành Sơn nằm ở phía nam của Thành Phố Đà Nẵng, trên cung đường đi Hội An nên mỗi khi có kế hoạch đi thăm quan Phố Cổ bạn hãy dừng chân lại khám phá Ngũ Hành Sơn nhé.

Quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn có vị trí địa lý tuyệt vời là điểm đến của du khách trên con đường di sản miền Trung gồm cố đô Huế – danh thắng Ngũ Hành Sơn – phố cổ Hội An và đền tháp Mỹ Sơn.

4.3 Ngũ Hành Sơn là gì?

Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 6 ngọn núi: Thủy Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn gồm Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn, Thổ Sơn và Mộc Sơn.

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng, trong ký ức của nhiều người đây còn là vùng đất địa linh nhân kiệt xứ xở đất Quảng xưa. Núi Ngũ Hành Sơn hiện nay là một địa điểm nổi tiếng trong và ngoài nước.

4.4 Huyền thoại truyền thuyết Ngũ Hành Sơn

Có khá nhiều truyền thuyết và huyền thoại về Ngũ Hành Sơn nhưng sự tích ngũ hành sơn được nhắc lại nhiều nhất là câu chuyện của người Chăm. Ngày xửa ngày xưa, có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển.

Ngũ Hành Sơn lung linh huyền ảo dưới ánh đèn trong đêm

Một hôm nọ, ông thấy một con giao long rất lớn đến vùng đất này để đẻ trứng. Bỗng nhiên, có một vầng hào quang chợt xuất hiện, con rùa vàng hiện lên, tự xưng là thần Kim Quy. Nó đào cát vùi xuống những quả trứng, giao cho ông lão một cái móng chân rồi dạy ông cách trông coi những quả trứng rồng.

Cũng nhờ cái móng rồng mà ông lão ngăn chặn được các loài thú dữ đến xâm phạm nơi ấp ứng. Ngày qua ngày, quả trứng lớn dần, cho đến một hôm quả trứng ấy nở ra một nàng tiên xinh đẹp.

Bảo tháp ở Ngũ Hành Sơn rợp bóng cây xanh mát rượi

Vỏ quả trứng được tách thành 5 mảnh, trở thành năm ngọn núi đại diện cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nhà vua nước Chăm Pa lúc bấy giờ nghe được câu chuyện ấy liền cưới nàng tiên làm vợ còn Thần Kim Quy đưa ông lão lên trời.

4.5 Hang Âm Phủ Ngũ Hành Sơn

Hang Âm Phủ là một địa điểm thu hút khách du lịch ở quận Ngũ Hành Sơn thuộc thành phố Đà Nẵng một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ. Hang Âm Phủ nằm trong cụm Ngũ Hành Sơn có khoảng cách 11 km từ trung tâm thành phố Đà Nẵng.

Động Âm Phủ là một trong những động lớn nhất trong quần thể núi Ngũ Hành Sơn. Là một hang động tự nhiên với vẻ ngoài huyền bí, tăm tối, có nhiều ngóc ngách, kẽ hở nằm sâu dưới lòng đất, giống như cánh cổng địa ngục dẫn xuống âm phủ. Chính vì vậy, người dân nơi đây từ lâu đã tái hiện lại nhiều hình phạt của thế giới âm phủ trong hang, mục đích nhằm thay đổi tâm tính, hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

4.6 Lịch Sử Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn có bề dày lịch sử, đã trải qua hàng trăm năm và ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử thiêng liêng.

Khoảng 200 năm trước, vua Minh Mạng đã đến thăm Ngũ Hành Sơn. Chính ông đã đặt tên cho các ngọn núi, hang động và đền thờ. Không ai không biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Lăng Hư, Tàng Chân, Huyền Không, Hoa Nghiêm, Vân Nguyệt, Thiên Long… đã khiến nhà vua suy nghĩ mất bao lâu.

Nhưng có một điều chắc chắn rằng, trong những bộn bề lo toan cho nước nhà, trong tâm thức của con người này, cảnh sông núi Ngũ Hành đã rất được lưu tâm và quan trọng, cách ông đặt tên thể hiện được niềm tự khi đến vùng đất xinh đẹp này.

Nơi đây, từng ngôi chùa, ngọn tháp có từ đầu thế kỷ 19, và từng tác phẩm điêu khắc Chăm từ thế kỷ 14, 15 vẫn còn in đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Vách đá rêu phong trong hang cũng in dấu bút tích các bài thơ từ thời Lê và Trần.

Ngoài ra còn có các di tích lịch sử văn hóa như lăng mộ của mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ em gái Vua Minh Mạng là công chúa Ngọc Lan, các bút tích quốc tự sắc phon của triều Nguyễn vẫn còn lưu giữ tại chùa Tam Thai.

Những di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá Chồng, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ, hang Bà Tho… Tất cả chứng minh lịch sử hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.

4.7 Ý nghĩa tên gọi Ngũ Hành Sơn

Tên gọi Ngũ Hành Sơn xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 và tồn tại cho đến ngày nay, danh xưng này nhiều tài liệu cho rằng Vua Minh Mạng đặt ra trong một chuyến đi chiêm bái các ngọn núi vào năm 1837.

Vua Minh Mạng đã dựa vào Nho giáo cổ thư liên hệ các sự vật với nhiều thành phần, sinh thái mà đặt tên chung Ngũ Hành Sơn cho năm ngọn núi, với các thuyết phong thủy vạn vật phát sinh từ 5 yếu tố cơ bản đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

4.8 Vé đi ngũ hành sơn

Thông tin cho các bạn trong và ngoài nước biết để khám phá những kiệt tác của thiên nhiên Ngũ Hành Sơn, khu du lịch Non Nước mở bán vé với mức giá vé tham quan Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng quy định như sau:

Vé đi Ngũ Hành Sơn – Núi Thủy Sơn

  • Người lớn: 40.000 / người
  • Học sinh: 10.000 / người
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Miễn phí vé tham quan

Vé đi Ngũ Hành Sơn – Hang Âm Phủ

  • Người lớn: 20.000 / người
  • Học sinh: 7.000 / người
  • Trẻ em: Được miễn phí vé

Phụ lục:

  • Đi thang máy tham quan Ngũ Hành Sơn: 30.000đ/ người/ vé/ 2 chiều lên xuống.
  • Vé thuê hướng dẫn viên: 50.000đ/ người.

4.9 Đi Ngũ Hành Sơn về chia tay?

Chùa non nước ở Ngũ Hành Sơn chẳng hiểu từ lúc nào mà lời nguyền các cặp đôi đi tham quan về sẽ chia tay, tuy nhiên lời đồn đó chỉ là một tin thất thiệt không có thật.

Khi đã yêu thì phải tin vào mối quan hệ của hai người, đừng để bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, nếu không trước sau gì đó cũng sẽ chia tay và nói rằng đã đi chỗ này, chỗ kia.

Ngũ Hành Sơn là chốn phong thủy có ngôi chùa linh thiêng của đạo phật để cứu nhân độ thế, không có phật nào đi chia cắt tình duyên cả.

Theo Hòa thượng Thích Nguyên Chân “các đôi tình nhân dẫn nhau tới chùa mà bị ám ảnh bởi những chuyện tình ngang trái sẽ tạo ra những suy nghĩ bi quan về chuyện tình của chính mình rồi dẫn đến tan vỡ. Đó chỉ là một qui luật thông thường trong diễn biế́n tâm lý của con người”.

4.10 Chùa ở Ngũ Hành Sơn

Có 11 ngôi Chùa ở Quận Ngũ Hành Sơn, trong đó Chùa ở cụm năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn có tên là Chùa Linh Ứng Non Nước.

  • Chùa Sắc Tứ Vân Long
  • Chùa Bà Đa
  • Chùa Huệ Quang
  • Chùa Hương Sơn
  • Chùa Khuê Bắc
  • Chùa Linh Ứng Non Nước 
  • Chùa Long Hoa
  • Chùa Phổ Đà Sơn
  • Chùa Quán Thế Âm
  • Chùa Tam Thai
  • Chùa Thái Bình

 

bản đồ ngũ hành sơn đà nẵng

sơ đồ ngũ hành sơn

ngũ hành sơn chùa non nước

5. Du lịch Ngũ Hành Sơn Hội An

Ngũ Hành Sơn có gì hay?

Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng có gì đẹp?

ngũ hành sơn có gì chơi

Check in ngũ hành sơn

Check in Ngũ Hành Sơn không chỉ có chùa Tam Thai, động Âm Phủ, động Huyền Không, động Vân Thông và động Quan Âm mà còn rất nhiều điểm đến kỳ thú khác như là: Vọng Giang Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chơn, động Thiên Long, cổng trời động Thiên Phước Địa, động Hoa Nghiêm,….

ăn gì ở ngũ hành sơn đà nẵng

ăn sáng quận ngũ hành sơn

quận ngũ hành sơn có gì ăn

quán ăn ngon ngũ hành sơn đà nẵng

kfc ngũ hành sơn đà nẵng

khách sạn ở ngũ hành sơn đà nẵng

tour ngũ hành sơn hội an 1 ngày

tour đi ngũ hành sơn và hội an

homestay ngũ hành sơn đà nẵng

Kinh nghiệm đi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Ngoài cảnh núi non hấp dẫn, ở Ngũ Hành Sơn còn có rất nhiều ngôi chùa linh thiêng. Vì vậy, khi du lịch đến Ngũ Hành Sơn hãy ăn mặc đẹp và gọn gàng, bạn có thể chuẩn bị đồ ăn thức uống để tiếp thêm sức mạnh cho chuyến hành trình của mình.

Ngũ Hành Sơn không lớn, cũng không cao lắm. Tuy nhiên, đường đi nhiều rong rêu, trơn trượt nên bạn cần chú ý đi chậm để tránh vào những ngày mưa.

Để hiểu được sự hào hùng lịch sử và cảm nhận hết vẻ đẹp của Ngũ Hành Sơn, bạn nên tham quan dưới sự hướng dẫn tận tình của hướng dẫn viên.

Có rất nhiều đồ lưu niệm và đồ chạm khắc tinh xảo trên đá được bày bán tại Cổng số 2, thích hợp để bạn mua làm quà tặng.

Du lịch Đà Nẵng hãy ghé thăm Ngũ Hành Sơn, bởi nơi đây giúp bạn rũ bỏ bụi bặm, thoát khỏi guồng quay bụi trần để lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Ngoài ra, những giá trị văn hóa tâm linh nơi đây sẽ giúp tạo nên sự kỳ diệu và huyền bí mà bạn sẽ không thể nào quên một khi đã đặt chân đến nơi này.

từ ngũ hành sơn đến hội an

giá vé ngũ hành sơn

6. Đi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Đi Ngũ Hành Sơn nên mặc gì?

Đi ngũ hành sơn mất bao lâu

Ngũ Hành Sơn cách Đà Nẵng bao xa?

Ngũ Hành Sơn có bao nhiêu ngọn núi?

Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, là một quần thể gồm 6 ngọn núi đá vôi. Những ngọn núi này có tên là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn và Hỏa Sơn (hai đỉnh là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn). Trên núi, có những góc nhìn độc đáo và khác biệt. Vì vậy, núi Ngũ Hành thu hút khách du lịch quanh năm và là điểm tham quan du lịch Đà Nẵng nổi tiếng.

ngũ hành sơn gồm mấy ngọn núi

ngũ hành sơn đà nẵng có bao nhiêu ngọn núi

ngũ hành sơn tiếng anh là gì

ngũ hành sơn tiếng anh là

ngũ hành sơn thuộc tỉnh nào

ngũ hành sơn tiếng trung

ngũ hành sơn có bao nhiêu phường

ngũ hành sơn có mấy phường

ngũ hành sơn được mệnh danh là gì

ngũ hành sơn có bao nhiêu bậc thang

ngũ hành sơn cao bao nhiêu

ngũ hành sơn cách đà nẵng bao xa

ngũ hành sơn mở cửa mấy giờ

ngũ hành sơn mấy giờ đóng cửa

ngũ hành sơn có mất vé không

ngũ hành sơn đà nẵng giá vé

karaoke ngũ hành sơn đà nẵng

thuyết minh về ngũ hành sơn lớp 8

Mỗi một địa danh là một kỳ cảnh của thiên nhiên, nét đẹp thanh bình yên ả, mang theo dấu tích của Phật giáo.

Văng vẳng đâu đây ta như nghe thấy tiếng kinh Phật gột rửa mọi nỗi lòng, buông bỏ bao sân si, còn lại cũng làm tấm lòng đơn giản giữa trần thế.