Rượu Tuy Lộc – Đặc sản của vùng đất Lệ Thủy
Làng Tuy Lộc; xã Lộc Thuỷ; huyện Lệ Thuỷ; tỉnh Quảng Bình từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu rượu truyền thống. Thừa hưởng dòng nước ngọt ngào từ con Sông Kiến Giang và cái tâm của con người đã tạo nên thứ rượu đậm đà. Uống một lần mà mãi không quên. Rượu Tuy Lộc đã trở thành đặc sản Quảng Bình và là niềm tự hào từ bao đời nay của các thế hệ người dân nơi quê hương của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Làng nghề truyền thống nấu rượu Tuy Lộc
Cách đây gần 500 năm; Ô châu Cận Lục của Dương Văn An đã đề cập Tuy Lộc có nhiều rượu ngon; nhờ vào nước sông Bình Giang (Kiến Giang). Cho đến tận bây giờ; làng nghề vẫn luôn làm ra được những loại rượu ngon nức tiếng.
Ở làng vẫn còn truyền tụng câu chuyện hư cấu như là để khẳng định “thương hiệu” rượu Tuy Lộc suốt mấy trăm năm qua của làng: “Có một gia đình ở xã khác muốn học nghề nấu rượu; nên cho con trai của mình sang lấy vợ ở làng Tuy Lộc. Mới về làm dâu; cha mẹ chồng đã sắm cho cô gái một lò rượu, nấu mãi mà rượu chẳng ngon bằng rượu mà cô đã nấu ở bên Tuy Lộc. Cô về khóc với mẹ mình; rồi cô được một lời khuyên là hãy lấy nước sông Kiến Giang mà nấu thì rượu sẽ ngon. Quả thật là như vậy; cô đã thành công nhờ lấy nước sông Kiến Giang ở làng mình để nấu rượu cho nhà chồng”.
Giữ gìn bí quyết gia truyền
Từ lâu người làng Tuy Lộc đã ngầm xây dựng được hương ước bảo vệ và giữ gìn bí quyết gia truyền. Quy ước quy định rõ ràng về chất lượng rượu cổ truyền làng Tuy Lộc; rượu chỉ dùng men bảo đảm chất lượng. Không pha tạp chất; nghiêm cấm việc sản xuất rượu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của làng. Hiện nay có nhiều công nghệ sản xuất rượu hiện đại; nhưng người làng Tuy Lộc vẫn cất rượu theo phương pháp cổ truyền. Cầm chai rượu trong veo; chỉ cần mở nút hoặc lắc nhẹ; những bọt rượu chạy quanh chai bám chặt với nhau toả ra hương thơm ngát.
Công đoạn nấu rượu công phu
Để tạo ra hương vị rượu chất lượng phải trải qua nhiều công đoạn với sự tỷ mẫn; tập trung và cả niềm đam mê; tâm huyết của người nấu. Từ chọn gạo; nấu cơm; ủ với men cho đến trộn nước; nấu rượu; lọc; đóng chai.
Từng bước nấu rượu theo trình tự: Gạo nấu chín; được đảo rời từng hạt không dính lẫn với nhau. Sau khi cơm đã nguội mới trộn với men được giã mịn và ủ trong vòng 03 ngày. Tiếp đó; cơm được lấy ra trộn đều lẫn với nước rồi ủ lại thêm khoảng 07 ngày nữa mới đem nấu. Tới công đoạn nấu rượu cũng phải thực hiện cẩn thận cần có kinh nghiệm. Bởi lẽ phải canh lửa sao cho lửa không nhỏ quá mà cũng không lớn quá. Phải luôn giữ đều lửa thì những mẻ rượu ra lò mới thơm ngon; chất lượng được. Rượu sau khi nấu xong tiếp tục được lọc qua một hệ thống lọc rồi mới đem đóng chai.
Ngoài ra, trong quy trình sản xuất hiện nay tại Làng nghề còn có các công đoạn làm lắng; khử các chất độc hại được đưa vào áp dụng. Đảm bảo cho sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe; vệ sinh an toàn thực phẩm.
Rượu Tuy Lộc hương vị đặc trưng riêng
Rượu Tuy Lộc vốn nức tiếng gần xa nhờ hương vị đặc trưng riêng có; được nhiều người ưa chuộng nên sản phẩm làm ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu. Cũng nhờ đó; nhiều hộ gia đình trong thôn có thêm nguồn thu nhập; cuộc sống đỡ vất vả hơn. Hiện; làng Tuy Lộc có hơn 30 lò rượu suốt ngày đêm đỏ lửa.
Có dịp du lịch Quảng Bình khám phá vùng đất Lệ Thủy với các điểm đến hấp dẫn như: Suối Bang; Chùa Hoằng Phúc; nhà lưu niệm Đại Tướng… sau đó thì hãy dành chút thời gian ghé thăm các lò rượu truyền thống bạn nhé. Trò chuyện giao lưu cùng người dân mới thấy; để có một mẻ rượu ngon; làng nghề đã dồn bao công khó; cần mẫn làm lụng và nhất là cái của người làm nghề được tiếp truyền từ bao thế hệ nay.
Khi vào quán ăn; nhà hàng thưởng thức các món ngon xứ Lệ như cá lóc; gà thả vườn… thì nhớ gọi thêm một xị rượu Tuy Lộc nức tiếng. Nâng chén rượu ngang mũi; nhắm mắt cảm nhận mùi thơm lan tỏa. Nhấp một ngụm nhỏ; cảm giác lâng lâng ngấm dần. Rượu vào đến đâu tôi nghe nóng ấm đến đó; thơm lừng hương gạo và trong cổ họng đọng lại dư vị ngọt ngào.