Di tích Lăng mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm Quảng Bình
Khu di tích lăng mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm tọa lạc trên một khu đất rộng rãi, thoáng đãng cạnh Quốc lộ 1A; thuộc thôn Văn La; xã Lương Ninh; huyện Quảng Ninh; tỉnh Quảng Bình. Cách trung tâm thành phố Đồng Hới chỉ khoảng 6km.
Tên tuổi của danh tướng Hoàng Kế Viêm là biểu tượng sáng ngời về tinh thần yêu nước; khát vọng độc lập tự do; ý chí tự cường và tinh thần đấu tranh thoát khỏi thuộc địa làm tay sai. Cuộc đời của ông để lại nhiều bài học quý giá cho sự nghiệp xây dựng; bảo vệ đất nước hôm nay và mai sau.
Giới thiệu đôi nét về danh tướng Hoàng Kế Viêm
Hoàng Kế Viêm sinh năm 1820 mất năm 1909; còn gọi là Hoàng Tá Viêm, tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, quê làng Văn La, tổng Văn Đại, phủ Quảng Ninh (nay thuộc xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Thân sinh Hoàng Kế Viêm là cụ Hoàng Kim Xán (1776-1832) bậc danh thần; xưa làm đến chức Thượng thư Bộ Hình qua 2 đời vua nhà Nguyễn và nổi tiếng là trung nghĩa, thanh liêm, hiền đức.
Năm 1843; Hoàng Kế Viêm thi đỗ cử nhân và được bổ làm tư vụ, hàm Quang Lộc Tự Khanh. Nổi tiếng thông minh, đức hạnh nên Hoàng Kế Viêm được vua Minh Mạng chọn làm phò mã cho công chúa Hương La.
Ông được tấn phong Hiệp biện Đại học sĩ và trở thành một danh tướng yêu nước; thương dân thời triều đình vua Nguyễn. Ông giữ đến chức Thống đốc quân vụ Tiết chế Bắc Kỳ; nổi tiếng với những trận đánh chống Pháp tấn công thành Hà Nội.
Năm 1873; đại úy F.Garnier chỉ quy quân Pháp xâm chiếm thành Hà Nội và nhiều tỉnh khác ở Đồng bằng sông Hồng; Hoàng Kế Viêm được vua cử làm Tiết chế quân vụ Bắc Kỳ (chức vụ quân sự cao nhất ở Bắc Kỳ) để phòng thủ chống lại Pháp. Ở chức vụ này; ông đã chỉ huy quân dân Hà Nội phối hợp với quân Cờ Đen đập tan cuộc tấn công của Pháp vào thành Hà Nội; giết chết tên chỉ huy Pháp F.Garnier.
Mười năm sau ngày 19-5-1883; Hoàng Kế Viêm lại chỉ huy quân dân Hà Nội đánh bại cuộc tấn công của quân Pháp ở Cầu Giấy; bắn chết tên trung tá chỉ huy H.Riviere. Năm 1887; ông được thăng chức Thái tử Thiếu bảo; Cơ mật Viện Đại thần. Là kẻ thù và là đối thủ lợi hại của quân Pháp song Hoàng Kế Viêm đã làm cho kẻ thù vừa sợ hãi; vừa kính trọng. Người Pháp gọi Hoàng Kế Viêm là con người ”Bất khả diệ;, bất khả tin”.
Ngoài tài năng của người cầm quân; Hoàng Kế Viêm còn là người hay chữ: làm thơ, viết văn, viết sử. Những tác phẩm của ông bằng Hán Nôm với bút danh Tùng An khá đa dạng và phong phú như: Trù Thiết sơn phòng sư Nhị tấn; Thần cơ yếu ngữ; Hoàng Triều Văn Vũ thế tắc lệ; Phê thị trần hoàn; Tiên công sự tích biệt lục … Ông được vua Duy Tân truy tặng hai chữ “Văn Nghị ” có nghĩa là bạn của văn chương.
Người dân địa phương truyền tụng về Hoàng Kế Viêm rằng; khi từ quan về quê dưỡng lão vua ban cho ông 4 mẫu ruộng nhất đẳng điền tùy ý chọn. Nhưng ông chỉ chọn 4 mẫu đất cỏ hoang mà người làng Thế Lại dùng để nuôi trâu bò. Rồi ông còn vận động con cháu trong họ cùng dân làng đi khẩn hoang một vùng đất khác cạnh đó thành đồng ruộng hai mùa tươi tốt. Nhân dân gọi đó là đồng cồn Hoàng ngàn mùa không mất. Ruộng khai phá xong; ông chia đều cho quần chúng cày cấy.
Năm 1909; do tuổi cao sức yếu Hoàng Kế Viêm ra đi tại quê nhà. Phò giúp qua 3 đời vua Nguyễn; Hoàng Kế Viêm có nhiều công lao to lớn trong việc chống giặc ngoại xâm và trị nước; an dân. Hoàng Kế Viêm xứng đáng được suy tôn là một Danh thần văn võ song toàn. Tri ân ông; dân làng đã lập đền thờ và xây lăng mộ bày tỏ niềm tiếc thương.
Di tích Lăng mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm
Di tích lăng mộ là nơi để tưởng niệm danh tướng Hoàng Kế Viêm – một nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng trong thời kỳ chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Đồng thời cũng là địa chỉ để giáo dục tinh thần yêu nước; truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc bất khuất; khơi dậy lòng tự hào về dân tộc cho thế hệ trẻ.
Đây cũng là địa điểm du lịch Quảng Bình lý thú cho chúng ta khi được nghe về câu chuyện oan khuất nghìn năm lay động lòng trắc ẩn.
Hoàng Kế Viêm là tướng lĩnh đầu tiên thắng trận trước quân Pháp; nhưng do nhà Nguyễn run sợ trước giặc bắt ông thoả hiệp với thực dân Pháp và buộc phải nhận chức An phú sứ. Tuy nhiên ông không hề làm làm tay sai để chống lại phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi. Mà ngược lại ông đã lợi dụng chức vụ; quyền hành được giao để đấu tranh bảo vệ nhân dân.
Vốn là một người thông minh; có nhiều kinh nghiệm đối phó với thực dân Pháp; nhiều lần Hoàng Kế Viêm đã tìm cách giúp đỡ; giải vây cho quân Cần Vương ở căn cứ Kim Sen – Lèn Bạc (Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, Quảng Bình ngày nay). Mặt khác Hoàng Kế Viêm còn đòi Pháp trao cho ông 500 súng trường và 500 lính ngụy để đánh dẹp quân Cần Vương. Trên thực tế là Hoàng Kế Viêm định lấy vũ khí và lực lượng của giặc để chống giặc.
Thấy không lợi dụng được Hoàng Kế Viêm; mà ngược lại bị Hoàng Kế Viêm khôn khéo tính kế nên thực dân Pháp phải lệnh cho vua Đồng Khánh triệu hồi ông về lại Kinh. Chính việc này đã khiến ông bị sử liệu hậu thế hàm oan đầu hàng Pháp cầu vinh. Khi vua Hàm Nghi bị bắt và phong trào Cần Vương bị thất bại; Hoàng Kế Viêm đã xin từ quan về quê sống ẩn dật.
Năm 2010; ông Lê Hùng Phi lúc ấy đang là Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Bình đã mạnh dạn tiên phong; mở cuộc hội thảo để mời các nhà sử học; học giả suốt từ Nam chí Bắc thu thập nhiều tư liệu chứng cứ và dần minh oan; trả lại sự trong sạch cho cụ.
Địa điểm du lịch Quảng Bình ý nghĩa
Du lịch Quảng Bình đến thăm lăng mộ cụ hôm nay; lưu dấu tiền nhân vẫn thấp thoáng bóng hình khí phách của vị tướng tài uy danh lừng lẫy. Khu lăng mộ Hoàng Kế Viêm có diện tích hơn 230m2, bao gồm: cổng; sân; hàng rào; bia mộ; hồ bán nguyệt và mộ.
Cổng vào khu lăng mộ cổ kính trầm mặc được thiết kế phong thủy hài hòa; cân xứng với bậc tam cấp; trang trí mái cổng hoa văn đầu rồng đuôi phượng tinh xảo.
Phần mộ được đắp hình chữ nhật; phía trên mộ đắp nổi hình 7 lá sen chồng lên nhau tượng trưng cho sự thanh bạch vì nước vì dân; tấm lòng kiên trung như chính cuộc đời hiển hách của ông và như là một ẩn dụ gửi mãi đời sau. Hai cây hoa sứ trắng thoát tục và nhẹ nhàng.
Nhà thờ được xây dựng vào năm 1937 bằng gạch và lợp ngói âm dương truyền thống Việt. Kiến trúc của nhà thờ gồm ba gian; được bài trí theo hướng đông-nam; rộng khoảng 300m2. Năm 1967; trong một đợt không kích của giặc Mỹ nhà thờ đã bị bom đánh sập. Năm 1998; con cháu hậu duệ họ Hoàng đã chung sức chung lòng xây dựng lại nhà thờ như hiện nay. Hàng năm; cứ đến ngày giỗ ông; con cháu trong dòng họ tập trung tại nhà thờ làm lễ dâng hương; cúng bái để bày tỏ lòng nhớ ơn sâu sắc công đức của ông.
Việc thờ cúng và tổ chức lễ tại lăng mộ và nhà thờ Hoàng Kế Viêm ở Văn La đã truyền qua từ thế hệ này sang thế hệ khác; nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống dân tộc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và tấm lòng yêu mến trân quý của con cháu hậu duệ và dân làng Văn La đối với vị nhân sỹ một lòng yêu nước; thương dân.
Di tích lịch sử cấp Quốc Gia
Di tích lăng mộ và nhà thờ Hoàng Kế Viêm là một nguồn tư liệu quan trọng để chúng ta tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông; về thời kỳ chống thực dân Pháp đô hộ bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Ghi nhận và khẳng định những giá trị lịch sử, văn hóa ,khoa học ý nghĩa của di tích; Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Và Du Lịch đã công nhận khu lăng mộ và nhà thờ Hoàng Kế Viêm Quảng Bình là di tích cấp quốc gia.
Để được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia là quá trình rất dài với sự chung tay của nhiều nhà nghiên cứu; nhà sử học cùng nhân dân và chính quyền địa phương. Việc này cũng đánh dấu nỗi hàm oan của cụ đã được làm sáng tỏ, trả lại tiếng thơm cho vị danh tướng tài ba.