Hành Hương Về Quảng Bình Thăm Những Ngôi Chùa Linh Thiêng

Quảng Bình không chỉ nổi tiếng với những hang động kỳ vĩ; bãi biển hoang sơ mà còn là vùng đất chứa đựng những giá trị tâm linh sâu sắc. Dưới đây là hành trình khám phá những ngôi chùa Quảng Bình cổ kính, linh thiêng; mỗi nơi mang một vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và câu chuyện lịch sử riêng:

Chùa Hoằng Phúc:

Chùa Hoằng Phúc, tọa lạc tại xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy; là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng bậc nhất của vùng đất này. Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 700 năm; chùa Hoằng Phúc không chỉ là nơi thờ tự tôn nghiêm; mà còn là chứng nhân của bao thăng trầm lịch sử, gắn bó sâu sắc với đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc

Bước chân vào chùa, du khách như lạc vào không gian nghệ thuật thời Trần. Với những nét chạm khắc tinh xảo trên từng pho tượng cổ kính, uy nghiêm. Chùa Hoằng Phúc còn là nơi cất giữ những báu vật vô giá như: Tượng Phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát; Địa Tạng Vương Bồ Tát và nhiều pháp khí bằng đồng tinh xảo khác. Đặc biệt, đại hồng chung cao 1,15m; một kiệt tác đúc dưới thời vua Minh Mạng, vẫn sừng sững cùng cổng Tam Quan và nền nhà Chính điện; là minh chứng sống động cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của ngôi chùa.

Khuôn viên chùa nhiều cây xanh thoáng đãng thanh tịnh, yên bình; mang đến cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho tâm hồn. Chùa Hoằng Phúc không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là một di sản văn hóa quý giá; góp phần làm phong phú thêm bức tranh du lịch Quảng Bình.

Chùa Chùa Non – Núi Thần Đinh:

Nằm trên đỉnh núi Thần Đinh hùng vĩ; thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, chùa Non (còn gọi Chùa Kim Phong) cổ kính là một điểm đến tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến tham quan, chiêm bái. Chùa không chỉ mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời mà còn là nơi lưu giữ những câu chuyện huyền bí, linh thiêng.

Chùa Chùa Non - Núi Thần Đinh

Chùa Chùa Non – Núi Thần Đinh

Hành trình khám phá núi Thần Đinh sẽ đưa du khách qua những bậc đá rêu phong, lên tới đỉnh núi, nơi chùa Non vẫn còn tồn tại những dấu vết. Không khí trong lành, hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bao la ;sẽ mang đến cho du khách những giây phút thư thái, tĩnh tâm.

Bên cạnh chùa Non, núi Thần Đinh còn có miếu cổ, Giếng Tiên với làn nước trong vắt, mát rượi; như một món quà từ thiên nhiên ban tặng. Từ đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt; chiêm ngưỡng toàn cảnh núi non sông nước hữu tình tuyệt đẹp.

Dưới chân núi; ngôi chùa mới được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo, giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại. Tạo nên chốn tu hành lý tưởng cho tăng ni, phật tử. Đây là nơi du khách có thể tìm thấy sự an nhiên trong tâm hồn; đắm mình trong giáo lý từ bi của Phật pháp.

Chùa Đại Giác:

Tọa lạc tại phường Đức Ninh Đông; chùa Đại Giác là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của thành phố biển Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Với kiến trúc đồ sộ và quy mô rộng lớn, ngôi chùa không chỉ là nơi thờ phụng, tu tập của các tăng ni, phật tử; mà còn là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Chùa Đại Giác

Chùa Đại Giác

Chùa Đại Giác được xây dựng trên diện tích rộng lớn 8.000 mét vuông. Bao gồm nhiều hạng mục công trình: Như chánh điện, nhà tổ, nhà khách, khu vườn thiền định… Kiến trúc chùa mang đậm nét truyền thống Việt Nam; kết hợp hài hòa với phong cách hiện đại. Tạo nên một không gian vừa trang nghiêm, cổ kính vừa gần gũi, ấm cúng.

Một trong những điểm nhấn nổi bật của chùa Đại Giác là pho tượng Phật Di Lặc bằng đá cẩm thạch trắng lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, Bảo tháp Di Đà chín tầng cũng là một công trình kiến trúc ấn tượng. Với tầng trên cùng thờ Đức Tỳ Lô Giá Na Phật bằng ngọc bích thỉnh từ Myanmar.

Khuôn viên chùa Đại Giác được bao quanh bởi những hàng cây xanh mát, tạo nên một không gian yên bình, thanh tịnh. Đây là nơi lý tưởng để du khách tìm về với sự tĩnh lặng trong tâm hồn; thoát khỏi những xô bồ của cuộc sống thường nhật.

Chùa Vĩnh Phúc:

Tọa lạc tại xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa; Chùa Vĩnh Phúc là công trình văn hóa Phật giáo quý báu. Được xây dựng bởi cư dân làng Lệ Sơn từ đầu thế kỷ XVII; trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc đặc trưng của chùa Việt thế kỷ XVIII.

Chùa Vĩnh Phúc

Chùa Vĩnh Phúc

Chùa Vĩnh Phúc không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của Tăng Ni, Phật tử và người dân địa phươn; mà còn là chứng nhân lịch sử của những năm tháng đấu tranh gian khổ. Đây từng là nơi chi bộ Đảng, Ủy ban Cách mạng lâm thời và Ban Vận động thành lập Mặt trận Việt Minh xã Lệ Sơn hoạt động sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đồng thời cũng là mái trường nuôi dưỡng nhiều thế hệ học sinh.

Kiến trúc thuần Việt với chữ đinh độc đáo, tiền điện và hậu tẩm nối liền nhau, tạo nên không gian linh thiêng, tĩnh lặng. Giếng chùa nước trong vắt, mát lành, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người dân Lệ Sơn.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử chùa Vĩnh Phúc vẫn lưu giữ được những hiện vật quý giá như: Đỉnh hương đá sa thạch chạm khắc tinh xảo; bệ sen lục giác bằng gỗ mít và tượng Thánh hiền thế kỷ XVIII. Những báu vật này là minh chứng cho giá trị nghệ thuật và lịch sử của ngôi chùa cổ kính.

Chùa Quan Âm

Nằm bình yên tại xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, chùa Quan Âm không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo đặc sắc, mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất Quảng Bình.

Chùa Quan Âm

Chùa Quan Âm

Hoàn thành vào năm 1845, chùa sở hữu nhiều pho tượng quý giá như Thích Ca, Di Lặc, Phổ Hiền… Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây đã trở thành điểm tựa vững chắc cho cách mạng, là nơi cất giấu vũ khí, nuôi dưỡng cán bộ, thậm chí là nơi quân và dân ta bắn rơi máy bay địch. Tuy nhiên, bom đạn chiến tranh đã khiến ngôi chùa bị hư hại nặng nề.

Nhờ tấm lòng thành kính và sự chung tay của người dân, chùa Quan Âm đã được phục dựng vào năm 1991 và tiếp tục trùng tu vào năm 2003. Công nhận là di tích kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo tỉnh Quảng Bình vào năm 2000, chùa Quan Âm ngày nay không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa quý báu của dân tộc.

Chùa Quảng Xá:

Chùa Quảng Xá tọa lạc tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh; mang đến một cảm giác thanh bình và linh thiêng khác biệt giữa vùng quê yên ả. Nằm bên nhánh sông Kiến Giang nước lợ với những cây bần độc đáo; ngôi chùa sở hữu khuôn viên rộng lớn, tạo nên một khung cảnh lạ mắt và thu hút.

Chùa Quảng Xá

Chùa Quảng Xá

Trong quá khứ, chùa Quảng Xá từng là nơi huấn luyện quân sự quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Phá; đóng góp vào cuộc chiến giành chính quyền năm 1945 tại thị xã Đồng Hới. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh và thiên tai tàn phá, ngôi chùa đã bị hủy hoại hoàn toàn.

Ngày 26 tháng 2 năm 2014; nhờ tấm lòng yêu quê hương đất nước và tâm nguyện phát triển đạo Phật; các nhà hảo tâm cùng bà con làng Quảng Xá trong và ngoài nước đã chung tay góp sức, tài lực để trùng tu, tôn tạo ngôi chùa theo kiến trúc truyền thống miền Trung. Với diện tích 300m2, chùa Quảng Xá gồm 3 gian; nền cao kiên cố; lợp ngói vảy Hạ Long, trên chùa và đuôi mái được trang trí rồng và phong cảnh tuyệt đẹp; góp phần tạo nên một không gian tâm linh trang nghiêm và thanh tịnh.

Chùa Kim Nại:

Chùa Kim Nại thuộc xã An Ninh, huyện Quảng Ninh; được phục dựng trên cơ sở ngôi chùa cổ nằm trong bát danh hương nổi tiếng “Sơn – Hà – Cảnh -Thổ – Văn – Võ – Cổ – Kim”. Đó là những ngôi làng có truyền thống hiếu học và khoa bảng của mảnh đất Quảng Bình.

Chùa Kim Nại

Chùa Kim Nại

Chùa Kim Nại nổi bật với kiến trúc quy mô; kết hợp tinh tế giữa nét cổ kính trầm mặc và hơi thở hiện đại. Chính điện trang nghiêm là nơi thờ phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng chư vị Bồ Tát. Nhà Tổ tôn kính lưu giữ công đức của các bậc tiền bối đã dày công xây dựng và gìn giữ ngôi chùa. Nhà Tăng thanh tịnh là nơi tu tập của tăng ni, phật tử. Nhà khách ấm cúng chào đón khách thập phương và những người con Phật về chiêm bái. Ngoài ra, chùa còn có vườn hoa rực rỡ; hồ sen thanh khiết; tạo nên một tổng thể hài hòa; an yên.

Chùa Kim Nại không chỉ là một di tích tôn giáo mà còn là một chứng nhân lịch sử của vùng đất Quảng Ninh. Ngôi chùa đã chứng kiến những biến động của lịch sử và gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa của người dân địa phương.

Chùa Linh Sơn Đại Phúc:

Nổi bật giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ của xã Vạn Ninh; huyện Quảng Ninh là chùa Linh Sơn Đại Phúc. Một công trình kiến trúc Phật giáo bề thế, mang đậm dấu ấn thời gian. Được xây dựng trên nền ngôi chùa cổ với hơn 500 năm lịch sử. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo; chùa Linh Sơn Đại Phúc vẫn giữ được nét uy nghiêm, cổ kính vốn có.

Chùa Linh Sơn Đại Phúc

Chùa Linh Sơn Đại Phúc

Kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh truyền thống gồm: Ba gian tiền đường; hai gian thiêu hương và một gian thượng điện. Bên trong chánh điện, tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền trên bệ cao, toát lên vẻ từ bi, an lạc. Xung quanh là những bức tượng Phật; Bồ Tát được chế tác tinh xảo, tỉ mỉ; thể hiện sự tài hoa của những người nghệ nhân.

Với vị trí đắc địa, phía trước là cánh đồng lúa xanh mướt trải dài, phía sau là núi non trùng điệp; chùa Linh Sơn Đại Phúc mang đến cho du khách một khung cảnh thanh tao, thoát tục rất hoàn hảo để nương tựa bên Phật; chiêm bái và cầu nguyện.

Ghi nhớ quan trọng khi đi chùa:

Hành trình đến chốn thiền môn không chỉ là dịp để cầu nguyện; mà còn là cơ hội để thể hiện lòng thành kính và tìm về sự an yên trong tâm hồn. Để chuyến đi thêm phần ý nghĩa; hãy cùng ghi nhớ những điểm sau:

  • Trang phục:
    • Chọn trang phục kín đáo, lịch sự: Ưu tiên những bộ quần áo có màu sắc trang nhã; tránh trang phục quá ngắn, bó sát hay hở hang.
    • Tránh mặc đồ có họa tiết phản cảm: Những hình ảnh, chữ viết không phù hợp với không khí tôn nghiêm của chốn linh thiêng nên được loại bỏ.
  • Tác phong:
    • Đi nhẹ, nói khẽ: Giữ gìn sự yên tĩnh; tránh gây ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh.
    • Cử chỉ thành kính: Hạn chế cười đùa, nói chuyện lớn tiếng. Khi lễ Phật, hãy chắp tay, cúi đầu hoặc quỳ gối để thể hiện lòng thành.
    • Không tự ý chạm vào tượng Phật: Đây là hành động bất kính, cần được tránh.
    • Không xả rác bừa bãi: Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác vào đúng nơi quy định.
  • Lễ vật:
    • Lễ chay thanh tịnh: Hoa tươi, quả chín, xôi oản, hương, đèn là những lễ vật được khuyến khích. Tránh mang theo đồ mặn; rượu bia hay các vật phẩm không phù hợp.
    • Không đặt tiền lẻ bừa bãi: Nếu muốn cúng dường, hãy bỏ vào hòm công đức.
  • Lưu ý khác:
    • Xin phép trước khi chụp ảnh: Một số chùa chiền hạn chế việc chụp ảnh; hãy hỏi ý kiến trước để tránh gây phiền phức.
    • Không tự ý lấy đồ trong chùa: Mọi vật phẩm trong chùa đều thuộc về nhà chùa; không nên tự ý mang về.
  • Thành tâm cầu nguyện: Hãy đến chùa với lòng thành kính; tập trung vào việc cầu nguyện và tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn.

Với những giá trị về kiến trúc, văn hóa và tâm linh, những ngôi chùa không chỉ là nơi để chiêm bái, cầu nguyện, mà còn mang đến cho du khách những trải nghiệm ý nghĩa về cuộc sống, con người và văn hóa nơi đây.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp chuyến hành hương lễ Phật của bạn thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa.