Di tích cầu tàu 914 Côn Đảo

Cầu tàu lịch sử 914 nằm ở trung tâm của bãi biển chính ở Thị trấn Côn Đảo. Việc xây dựng Cầu cảng 914 bắt đầu vào năm 1873. Bản phác thảo dài 107m, bắt đầu từ mép đường trước cổng Dinh Chúa Đảo và kéo thẳng ra giữa vịnh Côn Sơn.

Chứng tích lịch sử Cầu Tàu 914 Côn Đảo

Cầu tàu 914 côn đảo sau hàng chục năm sửa chữa và cơi nới, hiện tại Cầu tàu 914 rộng 5 mét, vươn dài ra Vịnh Côn Sơn chừng 300 m, đoạn cuối bến rộng 8 mét.

Du khách chụp hình ở Cầu Tàu 914 Côn Đảo

Với những ai đã từng đến du lịch Côn Đảo chắc chắn sẽ khám phá những di tích lịch sử hào hùng của nơi đây. Và địa danh Cầu tàu 914 là một dấu ấn lịch sử mà khó có du khách nào có thể bỏ qua, nơi đây đã cướp đi sinh mạng của nhiều anh hùng dân tộc.

Cầu tàu 914 ở côn đảo

Khi đến thăm thú du lịch Côn Đảo bạn sẽ rất dễ nhận thấy Cầu tàu 914 do nằm ngay trung tâm các điểm thăm quan. Đây là công trình mang đau thương của lịch sử được xây dựng từ cuối thế kỷ 18.

Cầu tàu 914 vươn ra Vịnh Côn Sơn thẳng ra biển đông

Cách xây dựng và kỹ thuật công trình vô cùng gian khổ, nền móng cầu tàu 914 dài 300 mét vươn ra biển chủ yếu được làm bằng đá và vận chuyển bằng cách rất thủ công, Cầu tàu 914 đã trở thành biểu tượng của một lịch sử hào hùng và đau thương.

Cầu tàu 914 nhìn về hướng Nhà Công Quán thuộc Dinh Chúa Đảo

Cầu tàu nằm ở trung tâm bãi biển chính của Thị trấn Côn Đảo, cầu tàu có đường dẫn chạy thẳng vào Nhà chúa đảo.

Cầu tàu 914 cũng là một điểm chụp hình của du khách mỗi khi đến Côn Đảo

Cầu cảng 914 được đặt tên theo số người thiệt mạng trong quá trình xây dựng cầu cảng, ước tính có 914 tù nhân ngã xuống do lao động và bị tai nạn trong quá trình xây dựng cầu, con số chỉ là ước tính, trên thực tế con số này có thể lên tới hàng nghìn.

Cầu tàu 914 cũng là nơi chứng kiến ​​Cách mạng Tháng Tám thành công hay ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, thời khắc huy hoàng xúc động nhất khi cờ đỏ sao vàng tung bay trước sự chứng kiến reo vui ​​của hàng nghìn người, ngay lúc này tù nhân có thể tự do trở về đất liền và kết thúc những tháng ngày trên địa ngục Côn Đảo.

Một góc chụp hình đơn giản mà tuyệt đẹp trên Cầu tàu 914

Sự tích lịch sử cầu tàu 914

Cầu tàu 914 được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 18, nơi chứng kiến bao nỗi cực nhục của những tù nhân ngay ngày đầu tiên bước chân lên đảo tù đày, nhiều người chỉ đi qua cầu một lần và đã yên nghỉ mãi mãi ở Côn Đảo, đối lập nó cũng là nhân chứng của mọi khoảnh khắc huy hoàng mỗi khi được giải phóng.

Hình ảnh hiếm hoi Cầu Tàu 914 Côn Đảo ngày xưa

Số 914 được đặt tên cho cây cầu là do các tù nhân đã thống kê số người ngã xuống bởi tai nạn lao dịch trong quá trình xây dựng cầu, nhiều tài liệu đặt tên cầu với các số khác nhau: 871, 917, 917 nhưng phổ biến nhất là số 914.

Cầu Tàu 914 nhìn từ trên cao xuống thị trấn Côn Đảo

Các cựu tù nhân Côn Đảo kể rằng: một tảng đá lớn mà 4 người không thể di chuyển nổi mà kêu xin thêm người sẽ bị quản ngục đánh và loại bớt một người, ba người không thể di chuyển được sẽ tiếp tục đánh tiếp một người, hai người còn lại bị đè dưới tảng đá lớn.

Lối vào Cầu Tàu 914 luồng bên phải hướng đi Bãi Lò Vôi

Dấu tích còn lại của Cầu tàu 914, một di tích lịch sử qua nhiều thế kỷ là những phiến đá ngổn ngang và những tảng đá lớn nặng vài tấn đã đè nát bao nhiêu thân xác của tù nhân trên đường từ Núi Chúa về đây.

Cảnh Cầu tàu 914 Côn Đảo từ trên cao

Ngày 29/4/1979, Bộ Văn hóa – Thông tin ra Quyết định số 54-VHQĐ về việc công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Bến tàu số 914 đã được phê duyệt. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 548 / QĐTTg công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Tại sao lại có tên gọi Cầu Tàu 914?

Cữ mỗi lần nhắc đến Cầu tàu 914, các du khách du lịch Côn Đảo lại rùng mình khi biết được con số 914 không phải là một điểm mốc của lộ trình hay một thước đo quãng đường nào đó. Mà chúng là con số được dùng để tưởng nhớ 914 người đã chết khi tham gia xây dựng bến tàu này.

Cầu tàu 914 ở Côn Đảo nhánh bên phải vẫn còn những tảng đá từ xa xưa

Nếu để ý kỹ xung quanh, chúng ta còn có thể thấy những phiến đá lớn ngổn ngang, chính là các hiện vật đã từng đè chết những tù nhân xây dựng công trình.

Cầu Cảng 914 Côn Đảo vẫn còn nét hoang sơ nhìn ra Hòn Bảy Cạnh

Cầu tàu 914 có thể là cái tên khiến nhiều người thắc mắc, vậy số 914 có ý nghĩa gì? Con số 914 là số tù nhân ngã xuống do sạt lở đất, đá đổ nát, kiệt sức, bị đánh chết khi di chuyển đá, khi xây cầu tàu và kè ven biển. Hiện trại ngày nay còn nguyên một bãi đá lớn nặng vài tấn đã vắt kiệt sức và đè chết nhiều phạm nhân.’

Đêm xuống trên Cầu Tàu 914 Côn Đảo lung linh huyền ảo

Để xây dựng cầu tàu này thì hàng trăm tù nhân đã phải leo núi, đẽo bằng tay từ những tảng đá khổng lồ trên núi Chùa cheo leo, vác đá vượt qua những cung đường xa xôi, hiểm trở để xây cầu tàu.

Khách du lịch Côn Đảo chụp hình sống ảo ở Cầu Tàu 914

Không có bất kỳ máy móc gì cả, tất cả đều là sức người, những khối đá lớn nặng nhiều tấn đã vắt kiệt sức lực và đè bẹp nhiều thi thể tù nhân. Nếu không chuyển được đá xuống thì sẽ chết vì đòn roi, nếu cõng được đá xuống đến cầu tàu 914 thì cũng sẽ chết vì kiệt sức.

Cầu tàu 914 là kỷ niệm không thể nào quên của các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm ở Côn Đảo trong thời kỳ chiến tranh.

Chụp hình siêu đẹp Côn Đảo ở mỏm đá Cầu Tàu 914 nhìn về Hòn Trác và Hòn Tài

Xa rời nỗi kinh hoàng, tang thương của chiến tranh, cầu tàu 914 cũng chứng kiến ​​thời khắc huy hoàng và xúc động nhất của lá cờ đỏ sao vàng tung bay mỗi khi đảo được giải phóng.

Thời gian địa ngục 113 năm đã trôi qua, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã đày hàng vạn tù nhân ra Côn Đảo. Lần đầu tiên đến Côn Đảo vừa bước lên Cầu tàu 914, người tù đã trúng đòn phủ đầu của lính canh, họ dùng dùi cui gậy gộc đánh vào đầu để điểm danh, đe dọa và lăng mạ.

Đầu Cầu tàu 914 có bia tưởng niệm để người dân Việt tìm về cội nguồn lịch sử, du khách có thể thắp hương tưởng nhớ các anh hùng đã hy sinh tại đây.

Ngày nay, Bến tàu 914 không chỉ là nơi du khách đến du lịch, câu cá, ngắm cảnh, chụp ảnh bình minh mà còn là nơi tàu thuyền cập bến vào buổi sáng cung cấp hải sản cho Côn Đảo.

Cầu Tàu 914 nhìn từ Nhà Công Quán hay Cafe Côn Sơn ở Côn Đảo

Bên cạnh Bến tàu Mới không xa, Cầu tàu 914 là một nơi trú ẩn yên tĩnh cho tàu bè. Từ Cầu cảng 914, bạn có thể thuê tàu tham quan Hòn Bảy Cạnh cách đó 4 hải lý mất khoảng 15 phút.

Có rất nhiều góc sống ảo cực đẹp trên Cầu Tàu 914 Côn Đảo

Cầu tàu lịch sử 914 đã chứng kiến ​​niềm vui của hơn 2.000 tù chính trị Côn Đảo vào tháng 9/1945. Ba mươi năm sau, bến tàu rợp bóng cờ bay, tháng 5/1975 hơn 4.000 tù chính trị được giải phóng trở về đất liền.

Chính diện lối vài Cầu Tàu 914 ở Côn Đảo

Hàng ngàn người đã chỉ bước chân đến đây một lần và sẽ ở lại đây mãi mãi. Câu thơ uất hận của các tù nhân như vẫn còn vang vọng trên từng phiến đá dưới Cầu tàu 914 nơi đây.

Du khách thích thú chụp hình ở Cầu Tàu 914 Côn Đảo

Bước trên bến và thả bộ trên con đường tương đối bằng phẳng, ngắm từng phiến đá ngổn ngang chất thành núi bạn sẽ cảm thấy những ký ức đau buồn ngày xưa vẫn còn vương vấn nơi đây, thật xót xa và rùng mình cho chế độ thực dân.

Cầu Tàu 914 cũng là địa điểm chụp hình hấp dẫn ở Côn Đảo

Cầu tàu 914 là nơi thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, máu và cả tính mạng của bao người, tiếng hát “Côn lôn, sỏi đá, kiếp người…” còn vang vọng đâu đây.

Du khách và người dân Côn Đảo thả diều ở Cầu Tàu 914

Cầu cảng 914 ngày nay có một diện mạo sức sống mới, mỗi sớm thuyền bè mang về những món hải sản tươi sống trao cho những người vợ ngư dân ra bến đón chồng, thu nhập hải sản bán được cho du khách với giá chiều lòng du khách, cảnh người mua kẻ bán tấp nập, nơi bình yên Côn Đảo lại có thêm một góc niềm vui nho nhỏ.

Cầu Tàu 914 còn là nơi ngắm bình minh và trăng tròn đẹp ở Côn Đảo

Khi đến Côn Đảo, đừng bỏ qua Cầu tàu 914 bạn nhé, đây là di tích tưởng niệm 914 tù chính trị hy sinh bởi điều kiện xây dựng vô cùng khắc nghiệt và sự tra tấn dã man của thực dân Pháp, họ đã gục ngã trước để dựng nên công trình cầu tàu hôm nay.