Cánh đồng muối Quảng Bình trắng tinh khiết
Ghé thăm cánh đồng muối Quảng Bình chiêm ngưỡng hình ảnh những diêm dân chăm chỉ làm việc; không quản nắng sương tạo ra hạt muối nhỏ bé; nhưng chính là quà tặng của đất trời một gia vị quan trọng không thể thiếu của cuộc sống.
Cánh Đồng muối Quảng Bình ở đâu?
Cánh Đồng muối Quảng Bình thuộc làng Phú Lộc; xã Quảng Phú; huyện Quảng Trạch nằm ngay dưới chân cầu Roòn; bên cạnh dòng sông Loan (còn gọi là sông Roòn) có nguồn từ dãy núi Hoành Sơn đổ ra biển Đông.
Từ trung tâm thành phố Đồng Hới theo đường QL1 A hướng đi Bắc khoảng 60km là tới. Đến cầu Roòn nhìn xuống đồng muối từ xa; từng ô; từng ô vuông như một tấm gương lớn phản chiếu ánh nắng và cả dáng những diêm dân cần cù; chất phác.
Địa điểm du lịch Quảng Bình hút khách
Du lịch Quảng Bình trên đường đến Vũng Chùa Đảo Yến viếng mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp; thăm Đèo Ngang cổng trời; thường lữ khách sẽ không bỏ qua cánh đồng muối Quảng Phú. Đó không chỉ là nơi cung cấp muối sạch mà còn là điểm check-in thú vị.
Sự kết hợp giữa khung cảnh của Sông Loan hiền hòa; đồng lúa xanh ngát; xa xa là dãy Hoành Sơn hùng vĩ; cùng với hình ảnh những diêm dân tất bật làm việc trên những cánh đồng muối mênh mông; lấp loáng ánh nắng mang một vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc sống. Ngoài ra bạn còn có cơ hội giao lưu trò chuyện; tìm hiểu cách làm muối của diêm dân. Chứng kiến các công đoạn làm muối, du khách có thể thấu hiểu sự nhọc nhằn, vất vả và sức sống mãnh liệt; bản tính chịu thương chịu khó của diêm dân Phú Lộc.
Thời gian tham quan cánh đồng muối lý tưởng?
Vào mỗi khung thời gian khác nhau trong ngày; cánh đồng muối Quảng Bình lại có nét đẹp riêng khác biệt. Tuy nhiên bạn nên tới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất. Lúc bình minh vừa ló rạng; trên cánh đồng muối các diêm dân bắt đầu ra đồng; không khí rộn ràng vui tươi. Nếu đến đây vào buổi chiều hoàng hôn bạn sẽ càng ấn tượng với vô số đụn muối trắng tinh khôi ửng hồng dưới ánh chiều tà tạo nên một bức tranh quyến rũ khó tả.
Làng Phú Lộc – Làng nghề làm muối truyền thống thủ công
Nghề làm muối ở Làng Phú Lộc, xã Quảng Phú có từ những năm 60 của thế kỷ trước. Thuở ban đầu; những ô muối được tạo dựng chỉ để giải quyết nhu cầu muối trong sinh hoạt hàng ngày; nhưng sau đó người dân thấy sinh lợi nên bắt tay vào gây dựng hàng chục hécta ruộng muối để làm kinh tế. Có một thời gian muối rớt giá; cánh đồng muối Phú Lộc gần như bỏ hoang; nhưng đến những năm 80 thì làng muối hồi sinh và phát triển cho tới bây giờ. Trải qua bao thăng trầm; Phú Lộc là địa phương duy nhất của tỉnh Quảng Bình hiện vẫn còn nặng tình với nghề muối.
Điểm khác biệt của diêm dân Phú Lộc với các vùng khác là thay vì dùng nước biển làm muối; thì người dân lại dùng nước từ cửa sông Loan (con sông bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn đổ ra biển). Bà con phải chưng cất nước ở một khu vực riêng để nước có đủ độ mặn tạo ra muối; sau đó hạt muối mới kết tinh sau một ngày “phơi” nắng.
Muối Phú Lộc chứa nhiều khoáng chất; độ mặn vừa phải; không có vị chát. Trắng như gạo; được người tiêu dùng ưu chuộng; đặc biệt là những ngư dân ở vùng biển thường mua về để ủ cá biển; làm cá mắm; nước mắm…
Cánh đồng muối Phú Lộc hiện nay có diện tích gần 80 ha; thu hút trên 260 hộ dân sản xuất; sản lượng mỗi năm ước tính đạt khoảng 5.000 – 7.000 tấn cung ứng ra thị trường.
Quy trình làm ra hạt muối trắng
Một mùa muối Làng Phú Lộc thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm; nghề này chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết; nắng càng nóng thì hạt muối thêm trắng trong; tinh khiết. Khi những cơn mưa bắt đầu xuất hiện thường xuyên; cũng là tín hiệu báo kết thúc mùa muối.
Từ sáng sớm; diêm dân dẫn nước trực tiếp từ sông Loan; sau đó tháo xuống 5 – 6 ô ruộng ban đầu; dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời lượng nước trong nước biển bốc hơi. Diêm dân tưới nước mặn đã được lọc từ bể vào sân phơi để kết tinh muối. Cái nắng cháy da cháy thịt của Miền Trung lại là ưu ái của thiên nhiên giúp diêm dân có được vụ mùa bội thu.
Khi muối kết tinh; diêm dân dùng dụng cụ “cào bằng” để vun muối thành đống nhỏ. Công đoạn này thường diễn ra vào trưa đến chiều trong thời tiết nắng nóng. Cũng có khi bà con làm đến 9; 10 giờ đêm cho kịp… Rồi dùng xe thu gom vận chuyển đến điểm tập kết; đóng gói; tiêu thụ ra thị trường.
Sau khi thu hoạch muối xong; bà con sẽ dùng cào vệ sinh những tạp chất còn dính lại trên ruộng; rồi đổ nước mới vào và chờ đến khi nắng gắt; muối kết tinh lại thu hoạch mẻ mới. Quy trình cứ thế lặp đi lặp lại để tạo ra những hạt muối.
Phát triển làng nghề bền vững
Để làm ra được hạt muối tưởng chừng dễ dàng; song đó là cả một quá trình công phu; vô cùng khó nhọc của các diêm dân; thấm đẫm sự vất vả; mồ hôi. Nếu gặp những cơn mưa bất thường xem như bao công sức đều bị cuốn trôi hết.
Thế mà nghề làm muối Phú Lộc lại có thu nhập khá bấp bênh; phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và giá cả thị trường. Sự xuất hiện của nhiều loại gia vị phụ gia khác; khiến nghề làm muối và sản phẩm muối đã có lúc đứng trước tình thế lao đao.
Dẫu có rất nhiều thăng trầm nhưng người dân ở đây bằng lòng yêu nghề vẫn bám trụ và mưu sinh; quyết giữ gìn công sức của cha ông để lại.
Hiện nay huyện Quảng Trạch đã và đang nổ lực phát triển bền vững nghề truyền thống làm muối. Hỗ trợ bà con ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng thương hiệu; chất lượng muối Phú Lộc; ổn định đầu ra để tạo nguồn thu lâu dài cho người dân yên tâm gắn bó với nghề.