Di tích lịch sử Cổng Trời – Cha Lo
Cổng Trời – Cha Lo di tích lịch sử thời kỳ chống Mỹ, là điểm huyệt quan trọng của tuyến đường chiến lược 12A thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Tọa lạc ở khu vực xã Dân Hóa, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.
Đường đến Cổng Trời Cha Lo
Từ thành phố Đồng Hới; theo đường mòn Hồ Chí Minh đến ngã ba Khe Ve thì rẽ sang đường 12A đi thêm một đoạn nữa là đến. Cổng Trời Cha Lo nằm tại Km số 34,5 đường 12A; tổng quảng đường khoảng 150 km. Con đường 12 A khá khó đi; nhiều đoạn quanh co; địa hình hiểm trở; độ dốc lớn; bên núi cao; bên vực sâu. Nên bạn phải chú ý đi chậm quan sát cẩn thận. Nhưng bù lại bạn có thể ngắm những bản làng dân tộc thiểu số và chiêm ngưỡng khung cảnh núi non hùng vĩ của đại ngàn Trường Sơn.
Truyền thuyết về Cổng trời
Cổng trời được hình thành từ hai tảng đá tự nhiên chụm đầu vào nhau như một đôi tình nhân ôm nhau chụm lại thành cái cửa vòm lớn như ranh giới giao hòa giữa trời và đất.
Theo người dân địa phương kể rằng, có đôi trai gái là Y Leng và Thông Ma yêu nhau. Người con gái bị thuồng luồng bắt vào hang núi ở trong rừng sâu. Chàng trai vì muốn cứu người yêu đã gánh đá về lấp cửa hang, tiêu diệt quái vật. Trong cuộc giao tranh kịch liệt ấy có hai hòn đá rơi xuống; tạo thành một cửa vòm tự nhiên. Người dân trong làng gọi đó là cổng trời Cha Lo.
Cha Lo “tọa độ lửa”
Với người bản địa; truyền thuyết là thế nhưng đối với lịch sử thì Cha Lo lại là một khúc ca bi tráng về một thời xẻ núi; lấp rừng làm đường của quân và dân giải phóng miền Nam.
Trong những năm 1965 – 1973; Quảng Bình là một trong những vùng bị đánh phá nhiều nhất. Có những lúc; thành phố Đồng Hới dường như bị san phẳng; còn rừng Quảng Bình thì trở thành một vùng đất trắng. Còn Cha Lo từng là “tọa độ lửa”; giặc Mỹ đã dội xuống hàng trăm ngàn tấn bom để ngăn chặn các đoàn xe vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam.
Cổng Trời đứng sừng sững hiên ngang; nghiêng lưng để che chở cho từng đoàn quân; đoàn xe vận tải lương thực; vũ khí chi viện cho chiến trường Miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trên điểm di tích lịch sử văn hoá này; không ngày đêm nào không ngớt tiếng bom đạn Mỹ; tiếng xe kéo pháo; tiếng xe chở hàng ra trận và cả bước chân của cả ngàn bộ đội; thanh niên xung phong từ hậu phương ra tiền tuyến.
Vẫn còn đó những vết khắc trên đá ký hiệu nhắn gửi đồng đội với câu khẩu hiệu “Tim còn đập, đường không tắc”; bên trái đường không xa là một hang không sâu lắm; là nơi làm lễ “truy điệu sống” cho các chiến sỹ Tiểu đoàn 12 công binh trước giờ ra mặt trận làm nhiệm vụ.
Cổng Trời – Cha Lo đã đi vào lịch sử với biết bao chiến công lẫy lừng của bộ đội; thanh niên xung phong anh hùng; những anh hùng liệt sĩ vô danh và đặc biệt lực lượng nữ thanh niên xung phong chiếm bộ phận lớn đã đóng góp và hy sinh thầm lặng cho đất nước. Ở đây cũng là nơi các đơn vị anh hùng: đồn Cha Lo; Tiểu đoàn 12 Công binh; đơn vị Thanh niên xung phong 759 là ba đơn vị vinh dự được Đảng, Nhà nước tuyên dương “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.
Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước
Sau bao nhiêu năm toàn thắng kết thúc chiến tranh; di tích Cha Lo – Cổng Trời ngày hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới. Trận địa chiến trường năm xưa nay chỉ còn là rừng cây bạt ngàn trải dài đồi núi. Chúng ta sẽ chỉ biết đến lịch sử qua lời kể và những dấu tích còn sót lại trong ghi chép. Nhưng những con người nơi đây vẫn chân chất thật thà như thế; hiền lành mến khách thương yêu đồng bào.
Cha Lo trở thành cửa khẩu quốc tế của cả nước; khang trang; quy mô; rộng lớn để giao thương buôn bán với các nước lân cận và trên thế giới. Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Cha Lo anh hùng vẫn có mặt ngày đêm để bảo vệ biên giới Tổ quốc.
Cổng Trời – Cha Lo nằm trong quần thể Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; là điểm đến để tưởng niệm; tri ân sự hy sinh thầm lặng; anh dũng của biết bao thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; thống nhất Tổ quốc. Hãy du lịch Quảng Bình và đến với Cổng trời để một lần sống trong những ngày tháng hào hùng của lịch sử và đừng quên tham quan các bản dân tộc tiểu số; tìm hiểu cuộc sống văn hoá độc đáo của người Khùa, Mày, Sách và thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương; tham dự các lễ hội của các dân tộc như lễ hội Rằm tháng 3, lễ mừng cơm mới, lễ buộc chỉ cổ và tay của người Khùa…