Du lịch Cộng đồng với thiên nhiên trên đỉnh Núi Giăng Màn Quảng Bình

Khu bảo tồn thiên nhiên dãy Núi Giăng Màn là một phần của dãy Bắc Trường Sơn cao 1.400 mét so với mực nước biển. Nằm dọc đường biên giới của 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh; giáp với nước bạn Lào.

Hệ sinh thái đa dạng phong phú

Khu bảo tồn thiên nhiên dãy Núi Giăng Màn có hệ sinh thái đa dạng phong phú. Khu vực đáng kể có diện tích rừng thường xanh đất thấp; rừng thường xanh núi thấp và sinh cảnh rừng thường xanh trên núi cao. Với nhiều loài động; thực vật hoang dã nguy cấp; quý hiếm như: trắc, sến, pơ-mu, lim, dỗi, vàng tâm… cùng các loài chim, thú như công, trĩ, voi, hổ, trăn hoa…

Núi Giăng Màn một phần của dãy Bắc Trường Sơn (Nguồn: Internet)

Núi Giăng Màn một phần của dãy Bắc Trường Sơn (Nguồn: Internet)

Dãy núi Giăng Màn cũng là nơi khởi phát của những con suối nhỏ đổ ra tạo nên dòng sông Gianh huyền thoại; dòng sông mang biểu trưng địa lý của vùng đất Quảng Bình.

Giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc tiểu số

Dưới chân núi Giăng Màn là ngôi nhà chung của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Khùa, Mày, Sách, Mã Liềng… thuộc hai xã Dân Hóa và Trọng Hóa huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Người dân xem là núi thiêng từ thuở hồng hoang đến nay. Nơi đó những điệu hát; phong tục tập quán; bản sắc độc đáo mỗi tộc người đã tạo ra một vùng văn hóa rất riêng biệt.

Bản làng bên núi hùng vĩ

Bản làng bên núi hùng vĩ (Nguồn: Internet)

Trong dãy núi Giăng Màn bí ẩn ấy có núi Tồông Vốôc; Ku Lôông; Y Răng; Y Hơn; mỗi núi lại có một vị thần nuôi nấng, bảo vệ cho người dân. Tất cả hợp lại; tạo thành vị thần thiêng liêng cai quản cương vực ở đây và được tôn kính gọi là Giang Bra; thần của các vị thần.

Dãy núi Giăng Màn là cư trú của các vị thần nên quanh năm mây mù bao phủ; không khí trong lành; nhiệt độ mát mẻ. Chỉ có hai lần trong năm trời quang mây để các vị thần nhìn về những tộc người xem họ cuộc sống như thế nào; có đoàn kết hay không; có giữ được đất đai tổ tiên để lại như lời thề hay không.

Đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ

Đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ

Trong sáu ngày của hai đợt nhìn rõ dãy núi Giăng Màn hùng vĩ này thì thời gian tiếp kiến đủ hình hài núi thần chỉ từ khoảng 8 giờ đến 9 giờ 30 phút sáng; vì ngay sau đó là mây kéo về. “Mây kéo tới là cách của các vị thần giăng màn che núi để bàn việc giữ yên bình cho hạ giới của người Khùa; người Mày; người Sách; người Rục… nên người dân ở đây gọi chung các ngọn núi là Giăng Màn”.

Người Mày và người Khùa ở đây có đặc điểm là không lập miếu thờ; mà chọn một nơi cao ráo; sạch sẽ; khi có lễ; chủ bản đưa đến ba thanh gỗ; cắm kiểu chân kiềng. Trên đó sắp mâm cúng gồm gà luộc; cá suối và thuốc rừng mời gọi thần Ku Lôông; mời thần Giang Bra về dùng với dân bản; mong được che chở dân bản bình an; mưa thuận gió hòa; nương rẫy tốt tươi, săn bắt may mắn.

Tiềm năng phát triển du lịch Quảng Bình

Dưới tán rừng; người dân gắn với bảo vệ rừng là khai thác các lâm đặc sản quý để phát triển kinh tế bền vững; đồng thời bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời.

Khu bảo tồn thiên nhiên dãy Núi Giăng Màn thực sự là điểm đến thú vị của du lịch Quảng Bình với loại hình du lịch cộng đồng sinh thái gắn với văn hóa bản làng vùng cao.

So với tiềm năng lợi thế sẵn có; du lịch miền núi Quảng Bình chưa thực sự được đầu tư tương xứng. Để thúc đẩy du lịch; tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục quan tâm; nghiên cứu các cơ chế,;chính sách phù hợp theo hướng kêu gọi và thu hút đầu tư. Hy vọng những tiềm năng và lợi thế của núi Giăng Màn sẽ sớm được khai thác hiệu quả; tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội- du lịch, tăng thu nhập người dân địa phương.

Nguồn: FB Cu Làng Cát