Cháo lươn Nghệ An vị ngọt đậm đà khó quên

Cháo lươn Nghệ An được người dân bản địa chế biến cực kỳ khéo léo, qua bàn tay tài hoa của những đầu bếp để thành những nồi chát lươn đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có được.

Nếu như Ninh Bình là vùng đất của dê núi thì Nghệ An lại là thiên đường của những loại lươn. Nào là lươn đồng mình thon, thịt chắc, “hai vành” vàng bụng đen hơn hắc những loại lươn ở xứ khác.

Cháo lươn Nghệ An được nhiều du khách yêu thích

Đầu tiên, lươn phải được làm sạch nhớt, luộc chín rồi gỡ lấy thịt. Lươn ở nơi này không được mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt vậy nên hương vị khác hẳn. Khâu chế biến tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra rất cầu kỳ và mất nhiều thời gian, vậy nên Cháo lươn Nghệ An mới có danh như ngày nay.

Trong miền Nam thì bất kỳ món ăn nào có nguyên liệu là lươn thì cũng phải đi kèm với nước cốt dừa và rau ghém, nhưng ở Nghệ An hay các tỉnh thành miền Trung như Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế,… thì lươn lại đi kèm với nghệ.

Cháo lươn Nghệ An còn được ăn kèm với quẩy thêm vị khứu giác

Trong cháo lươn Nghệ An thường có màu vàng tươi của nghệ không chỉ khiến cho miếng thịt lươn thêm vài phần bắt mà nó còn giúp áp chế đi mùi tanh cố hữu của thịt lươn.

Thịt lươn trong cháo lươn Nghệ An sau khi được luộc chín để bớt độ nhớt thì xào với nghệ mài nhỏ, ớt xay nhuyễn, hành phi, hạt tiêu và các cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng đất xứ Nghệ, Hà Tĩnh.

Cháo lươn Nghệ An không thế thiếu rau và tiêu bạn nhé

Cũng giống như nghệ, thứ hành tăm nhỏ xíu xinh xinh ấy không chỉ khiến cho món lươn thêm vài phần bắt mắt mà nó còn có tác dụng làm cho bát cháo sánh ngọt hơn, cay nồng hơn, hương vị đặc trưng hơn các vùng miền khác rất nhiều, đây là đặc trưng của Cháo lươn Nghệ An.

Một tô Cháo lươn Nghệ An đặc biệt rất nhiều lươn bổ dưỡng

Khác với cách nấu cháo lươn ở Hà Nội, người nấu thường xào thịt lươn đến săn khô trong khi đó các đầu bếp ở Nghệ An lại xào vừa chín, thịt ngọt, mềm, thấm đẫm vị thơm cay của hành, ớt, tiêu, sắc vàng sóng sánh của nghệ, màu xanh tươi mát của hành tăm, rau răm, chỉ nhìn thôi cũng đủ ‘ứa nướng miếng’ liên tục rồi.

Cháo lươn Nghệ An với quẩy chia khúc và rau rất ngon đấy

Và món cháo ấy cũng được nấu rất kỳ công, qua nhiều giai đoạn. Người ta phải đạp hoặc băm nhuyễn phần xương sống của con lươn.

Nấu lấy nước súp rồi dùng rây lọc đi phần xương vụn. Dùng nước lèo này để ninh cháo.

Hoặc bạn cũng có thể ăn Cháo lươn Nghệ An theo cách đơn giản nhất

Cũng nhờ phần nước ngọt được hầm từ chính phần xương sống của con lươn nên món cháo lươn ở Nghệ An có vị ngọt rất riêng, đậm nhưng lại rất thanh, không ngấy, khác hẳn vị cháo được nấu từ các loại thịt gà, thịt heo, thịt vịt.

Gạo để nấu cháo cũng cần chọn lựa cẩn thận. Không phải thích loại gạo nào thì nấu loại đó mà người Nghệ An phải chọn loại gạo tẻ ngon nhất.

Cháo lươn Nghệ An còn được các mẹ lên công thức dùng cho trẻ em nữa đấy

Dưới sự kỳ công của công đoạn ninh cháo thì có thể hiểu vì sao món cháo lươn Nghệ An này lại được nhiều người yêu thích đến như vậy.

Khi hầm nước dùng, gạo vo sạch rồi rắc từ từ để không bị vón cục. Người nấu cũng không được dùng đũa để khuấy cháo vì như thế hạt gạo sẽ dễ bị nát hay bị nồng.

Một tô Cháo lươn Nghệ An của thanh niên xứ Nghệ phải cay mới được ah

Cháo lươn Nghệ An khi nấu xong, hạt gạo phải nguyên vẹn, tròn trĩnh, không được giã nhỏ hay xay gạo thành bột để nấu.

Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung mà không nát, cháo sánh đều, không quá đặc cũng không loãng, hương thơm nức mũi, màu vàng óng ánh, trông thật hấp dẫn.

Du khách còn cho thêm trứng sống vào Cháo Lươn Nghệ An

Khi ăn, người ta múc cháo ra bát, cho một ít thịt lươn xào lên trên, thêm ít nước sốt vàng ngậy, rắc thêm hành, rau răm và những hạt tiêu bắc nhỏ mịn.

Cháo lươn Nghệ An thường được ăn kèm với bánh mì rán giòn vàng ươm hoặc bánh ướt, khá độc đáo và lạ miệng đúng không nào?!

Cháo Lươn Nghệ An cũng được nấu bằng gạo lứt đỏ nhiều chất dinh dưỡng

Dù không quý hiếm như những cao lương mỹ vị nhưng cháo lươn Nghệ An lại trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng cho vùng đất này.

Có lẽ là sự giản dị, chân phương qua những nguyên liệu gần gũi nhất, cách nấu kỳ công, mức độ phổ biến cao khiến cho món ăn này in sâu trong ký ức của từng người con xứ Nghệ.

Nếu như miền Bắc ăn kèm Quẩy thì miền Trung sẽ ăn kèm Bánh mỳ

Là niềm nhớ, niềm thương, là tâm, là tình, là nỗi nhớ khắc khoải của những người dân Nghệ An tha phương xứ người.

Và món ăn này cũng để lại ấn tượng khó phai trong lòng của thực khách nước ngoài.

Để rồi khi có dịp, những người khách ấy vẫn ghé qua miền Nghệ An đầy nắng và gió để thưởng thức món cháo lươn vàng óng, hương nghệ thơm nồng ấy.