Địa điểm du lịch về nguồn Quảng Bình đầy cảm xúc
Quảng Bình sở hữu cảnh quan thiên nhiên mà hiếm nơi nào ở Việt Nam có được; đó là xứ sở hang động bí ẩn được hình thành cách đây hàng triệu năm; là dòng suối Bang nóng nhất Việt Nam 105 độ C; là những bãi biển đẹp như thiên đường. Bên cạnh đó; Quảng Bình còn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; có vị trí chiến lược quan trọng trong trang sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Các di tích lịch sử; điểm du lịch về nguồn Quảng Bình như: Đường 20 Quyết Thắng; Hang Tám Cô; Bến Phà Long Đại; Cổng Trời Cha Lo … luôn mang lại cho du khách niềm xúc động nghẹn ngào; lòng kính trọng và tự hào.
Du lịch Quảng Bình hoài niệm thăm lại chiến trường xưa còn là hình thức tôn vinh những người con anh hùng; những địa danh lừng lẫy; khơi dậy tinh thần yêu nước; chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Không chỉ những cựu chiến binh đã từng một thời tham gia chiến đấu đi để tìm về ký ức một thời hoa lửa; tìm đồng đội…; lớp trẻ hôm nay cũng luôn biểu lộ những tình cảm đáng quý dành cho các thế hệ cha ông đi trước đã ngã xuống vì độc lập; tự do của dân tộc. Và còn cả những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới muốn đến Việt Nam để tham quan; trải nghiệm và suy ngẫm về một thời chiến tranh; để lý giải vì sao Việt Nam chiến thắng.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các di tích lịch sử Quảng Bình ý nghĩa trên mảnh đất gió lào cát trắng.
Đường 20 Quyết Thắng
Đường 20 Quyết Thắng trong những năm chiến tranh chống Mỹ có chiều dài 123km bắt đầu từ thôn Phong Nha; thị trấn Phong Nha (tỉnh Quảng Bình) đến ngã ba Lùm Bùm; thuộc huyện Bu-La-Pha, tỉnh Khăm Muộn (Lào). Trong toàn bộ 5 trục dọc và 21 trục ngang của hệ thống đường Trường Sơn huyền thoại; thì đây là trục ngang khốc liệt nhất; mật độ mưa bom bão đạn trên 1km đường thuộc loại cao nhất Trường Sơn. Với những “tọa độ lửa” đi vào lịch sử dân tộc: Ngầm Trạ Ang; hang Tám TNXP; trọng điểm ATP (cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích)…
Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng trở lại đại ngàn Trường Sơn theo đường 20 Quyết thắng – Con đường của tuổi trẻ Việt Nam; nơi mà đất đá trên mỗi cây số đường; mỗi con suối từng khét mùi lửa đạn; trộn lẫn mồ hôi; nước mắt và cả xương máu với đầy ắp những chiến công vẻ vang và cả những hy sinh không sao diễn tả hết.
Trên tuyến đường xanh mãi tuổi thanh xuân 20 đó hiện nay; có rất nhiều đền tưởng niệm liệt sĩ; bia đá khắc ghi những kỳ tích ấy; viết thêm những nốt nhạc trầm bổng hòa thành khúc tráng ca Trường Sơn huyền thoại.
Hang Tám Cô
Hang Tám Cô hay còn gọi là hang 8 thanh niên xung phong tại km 16; đường 20 – Quyết Thắng nằm sâu giữa lòng rừng núi thâm u của Di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng. Đây là một trong những trọng điểm bị bom đạn Mỹ đánh phá ngày đêm nhằm chặt đứt chi viện của miền Bắc hậu phương vào tiền tuyến miền Nam.
Ngày 14-11-1972; một tổ thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường này thì bị máy bay Mỹ dội bom làm sập một khối đá khổng lồ nặng hàng trăm tấn bịt kín cửa hang. Sau đợt ném bom của địch; đồng đội đã tập trung dốc hết sức; tìm đủ mọi cách nhưng đều không khả thi vì khối đá quá lớn; dẫu biết các anh; các chị còn sống nhưng đành bất lực để đồng đội hy sinh.
Hang Tám Cô từ đó trở thành nấm mồ chung của 8 chiến sĩ thông đường. Họ ngã xuống khi tuổi đôi mươi – đẹp nhất đời. Cả 8 thanh niên xung phong cùng quê Thanh Hoá; cùng nhập ngũ một ngày và 5 đồng chí bộ đội pháo phòng không đã anh dũng hy sinh. Chiến công; sự hy sinh anh dũng của các anh, các chị – những người “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã trở thành biểu tượng thiêng liêng;cao đẹp về ý chí; niềm tin của cả một thế hệ anh hùng.
Hang Y Tá
Hang y tá cách Hang Tám cô khoảng 2km, là tên gọi thiết tha; bằng tất cả sự cảm phục và tiếc thương trước sự hy sinh quên mình của nữ y tá Nguyễn Thị Sặng quê ở phường Phú Sơn; TP Thanh Hóa; tỉnh Thanh Hóa.
Vào một ngày của tháng 11-1972, y tá Sặng theo đoàn làm nhiệm vụ chăm sóc và chuyển tải thương binh ra Bắc điều trị; đến km 18 đường 20 thì chị Sặng bị sốt rất cao. Biết mình không qua khỏi, để không gây cản trở đoàn hành quân; chị đã tự nguyện nằm lại và lặng lẽ hy sinh trên cánh võng cá nhân ngay cạnh hang đá bên tuyến đường 20. Ba ngày sau; thi thể chị Sặng được các chiến sĩ khôi phục cầu đường phát hiện và mai táng bên cạnh hang đá.
Trọng điểm Trạ Ang
Trọng điểm Trạ Ang ở điểm cao 150m; dài 5km; lòng đường hẹp; một bên là vách đá dựng đứng; một bên là vực sâu. Với vị trí là yết hầu quan trọng trên tuyến đường 20 Quyết Thắng; nên trở thành mục tiêu oanh tạc tàn khốc của không lực Hoa Kỳ với mục đích hủy diệt và “bóp nghẹt” nguồn lực từ hậu phương chi viện vào tiền tuyến.
Có những lúc ác liệt đến mức các xe chở hàng; chở xăng không thể vận chuyển xăng trực tiếp qua trọng điểm được; Binh trạm 14 đã huy động các chiến sĩ vần từng phuy xăng xuống suối rồi dùng sức người kéo ngược đi lên đến km 14 theo dòng suối Trà Ang mới tăng bo xăng lên. Máu của các anh; các chị hòa chung với xăng và nước; nhuộm đỏ dòng suối Trạ Ang. Suối Trạ Ang trở thành “Huyền thoại Xăng và Máu” của bộ đội Trường Sơn.
Động Phong Nha – Đệ nhất kỳ quan động vào thời bình là chốn tiên cảnh cho du khách tham quan thưởng ngoạn; nhưng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước bộ đội ta đã mưu trí sử dụng Động Phong Nha để làm nơi cất giấu phà; ca nô vận tải vào ban ngày để ban đêm kịp thời khéo ra sông làm nhiệm vụ; với khẩu hiệu “động là nhà, bến phà là trận địa”.
Động Phong Nha khá rộng rãi và kiên cố; có khi còn là bệnh xá dã chiến cấp cứu nhiều chiến sĩ bị thương; hay là kho cất dấu hàng chi viện khi cần thiết. Chính vì vậy; có lúc địch còn sử dụng rocket bắn vào cửa động Phong Nha hòng đánh sập hang động; phá hủy và làm hỏng nhiều phà; bắn cháy nhiều ca nô… Đặc biệt; nhiều cán bộ; chiến sỹ; nhân viên đã bị thương và hy sinh.
Và còn biết bao trọng điểm khác nữa trên các toạ độ lửa đường 20 – Quyết thắng như: Bến phà Xuân Sơn; hang Rục; trọng điểm ATP (cua Chữ A, ngầm Ta Lê và đèo Phu La Nhích); dốc Ba Thang; Hang Thông Tin; dốc Cù Mẹ; Cù Con; Khe Diêm; Khe Tum; U Bò… ký ức một thời đạn bom; một thời máu lửa của những đồng chí đồng đội đã chiến đấu kiên cường oanh liệt; đã lao động dũng cảm và sáng tạo; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sân bay dã chiến Khe Gát
Sân bay Khe Gát là sân bay dã chiến duy nhất trên đỉnh Trường Sơn mang mật danh B7 tại thôn Khe Gát; xã Xuân Trạch; huyện Bố Trạch nhằm tạo thế bất ngờ không đối không để bảo vệ đường Hồ Chí Minh. Sân bay ghi dấu sự trưởng thành của không quân Việt Nam. Nơi xuất phát của hai chiếc máy bay tiêm kích MiG-17 do Nguyễn Văn Bảy “B” và Lê Xuân Dị điều khiển đã bắn cháy 2 tàu khu trục thuộc hạm đội 7 của Mỹ trên biển Đông.
Để đảm bảo bí mật cho công trình; cứ đêm tối quân dân ta mới thi công; đến rạng sáng lại ngụy trang bằng lá cây. Làm đến đâu; thu dọn hiện trường và ngụy trang kín đáo. Sân bay được thi công trong điều kiện thiếu thốn về lương thực; sốt rét; muỗi vắt; thời tiết khắc nghiệt và các loại máy bay trinh sát ngày đêm quần thảo trên bầu rời Bố Trạch. Vượt qua biết bao khó khăn; thử thách; sân bay dã chiến Khe Gát được hoàn thành sau gần 1 năm với chiều dài 1,8km; rộng 50m và có đường dẫn máy bay vào hang trú ẩn.
Đèo Đá Đẽo
Trước kia; đường đèo Đá Đẽo hiểm trở và nổi tiếng khó đi; nguy hiểm; lại có vị trí chiến lược trên con đường quốc lộ 15 nối từ Bắc vào Nam nên đây trở thành điểm đánh phá ác liệt của bom mỹ. Để thông được con đèo cho bộ đội di chuyển vào Nam những năm đánh Mỹ; đã có nhiều chiến sỹ, thanh niên xung phong mở đường đã bỏ lại tuổi xuân trên những phiến đá xanh của con đèo.
Ngày nay; trên đỉnh đèo; tấm bia đá hiện ra như một chứng nhân lịch sử. Đi dọc đường Hồ Chí Minh trong bát ngát hương rừng; qua đèo Đá Đẽo; dừng chân ngắm cảnh Thung Lũng Chà Nòi xanh thẳm. Những tâm hồn Việt qua đây sẽ cảm nhận;ghi nhớ như mình đang đi qua một phần chiến tranh đau thương. Những câu chuyện xưa về một con đèo văng vẳng những âm thanh như trầm tích tạc vào đá núi.
Cổng Trời Cha Lo
Cổng Trời nằm trên tuyến đường Quốc lộ 12A, ở xã Dân Hóa; huyện Minh Hóa (Quảng Bình), cách Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tầm 7 Km. Cổng Trời được hình thành bởi khối tảng đá lớn tự nhiên cao chót vót; tựa thế khép đầu vào nhau, tạo thành vòm cửa lớn. Bao bọc xung quanh là núi non trùng điệp, cây cối xanh tươi tràn đầy sức sống. Cổng Trời xưa kia chịu bao mưa bom bão đạn trong chiến tranh; nay vẫn hiên ngang và là chứng nhân cho sự phát triển thịnh vượng nơi vùng biên của tình anh em 2 nước Việt Nam và Lào.
Đến đây; du khách còn có cơ hội tham quan các bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số Khùa; Mày; Sách nơi rẻo cao; tìm hiểu những phong tục tập quán độc đáo của bà con và thưởng thức nhiều món ăn đặc sản miền sơn cước
Tượng đài chiến thắng sông Gianh
Sông Gianh mang đầy chiến công và chứng tích là con sông của huyền thoại chia cắt… Sông Gianh nay đã nối đôi bờ đất nước bằng chiếc cầu vĩnh cửu; hiện đại xóa đi dấu ấn đau thương. Tượng đài chiến thắng Sông Gianh; cảng Gianh, cầu Gianh… hôm nay sừng sững và uy nghi dưới trời xanh chính là minh chứng cho sự phát triển và vươn lên của vùng đất này.
Tượng đài chiến thắng sông Gianh nằm bên quốc lộ 1A; thuộc phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn là nơi ghi công Hải quân nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu với quân Mỹ ngày 5-8-1964 tại sông Gianh. Đây còn là biểu tượng bất tử của tinh thần quyết chiến; quyết thắng; xả thân; không sợ hy sinh cho khát vọng hòa bình; độc lập của đất nước Việt Nam.
Cảng Gianh, phà Gianh cũng là nơi khởi đầu của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Từ đơn vị quân sự vận tải đầu tiên “Tập đoàn đánh cá sông Gianh”;cùng những con tàu không số lặng lẽ vượt biển khơi đưa vũ khí đạn dược đến với miền Nam ruột thịt.
Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn Bến Phà Long Đại
Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại nằm soi mình bên dòng sông Long Đại trong xanh; song song với cây cầu đường sắt (dài nhất Đông Nam Á những năm 70 của thế kỷ XX) bắc qua. Nơi đây từ lâu được biết đến là một trong những cảnh quan trên tuyến đường sắt Thống Nhất.
Bến phà Long Đại nằm ở vị trí Km 1004 + 810 trên đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn đi qua địa phận xã Hiền Ninh; huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Đây cũng là nơi giặc Mỹ thả quả bom đầu tiên trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 đến 1972. Trong khoảng thời gian này; bến phà Long Đại được xem là tọa độ máu; hứng chịu hàng triệu tấn bom dội xuống. Đồng thời cũng là nơi có nhiều Anh hùng liệt sĩ anh dũng hy sinh khi bảo vệ tuyến đường vận chuyển Đông Trường Sơn.
Vũng Chùa Đảo Yến
Vũng Chùa Đảo Yến thuộc thôn Thọ Sơn; xã Quảng Đông; huyện Quảng Trạch; tỉnh Quảng Bình, cách quốc lộ 1 chỉ hơn 2km về phía biển Đông; nằm yên bình dưới chân Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan hùng vĩ. Vũng Chùa Đảo Yến là nơi yên nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh ý nghĩa mà còn sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp hoang sơ không nên bỏ qua khi đến Quảng Bình.
Bên cạnh ngôi mộ của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ở Vũng Chùa Đảo Yến còn có một ngôi mộ cổ của vị công thần Trần Đạt ngày xưa. Ông chính là người góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc phương Bắc xâm lược cùng vua Lê Lợi.
Tour Quảng Bình về nguồn
Các công ty lữ hành Quảng Bình trong vài năm trở lại đây; bên cạnh các tour Phong Nha Kẻ Bàng khám phá hang động; thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng biển… cũng đã hết sức chú trọng tour Quảng Bình về nguồn hoài niệm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đại diện công ty Phong Nha Explorer cho biết; để hành trình về nguồn thêm sống động, các tour du lịch Quảng Bình về nguồn của đơn vị đều được lồng ghép thêm những hoạt động trải nghiệm ngoài trời; tìm hiểu văn hóa; ẩm thực; chăm sóc sức khỏe tắm suối nước nóng Bang…
- Tour Động Phong Nha – Vũng Chùa Đảo Yến viếng mộ Đại Tướng 1 ngày
- Tour Quảng Bình về nguồn 2 ngày 1 đêm
- Tour Quảng Bình thăm lại chiến trường xưa 3 ngày 2 đêm
Các di tích chiến trường xưa có thể xem như một loại di sản vô giá; là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng; tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ tương lai; cùng bạn bè quốc tế biết về lịch sử của Việt Nam; một đất nước tuy bé nhỏ nhưng ý chí kiên cường; không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược.
Lưu ý: Khi đến các điểm du lịch Quảng Bình về nguồn thăm lại chiến trường xưa trang phục bạn nên chọn kín đáo, lịch sự. Đi nhẹ nói khẽ không gây ồn ào; mất trật tự tránh làm ảnh hưởng đến sự yên bình của chốn linh thiêng.