Chùa An Xá – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở Lệ Thủy

Nếu đến Quảng Bình bạn hãy về thăm vùng đất Lệ Thủy quê hương đại tướng Võ Nguyên Giáp; để cảm nhận sâu sắc hình ảnh một làng quê Việt Nam yên bình; những con người ôn hòa hiền hậu. Dừng chân vãn cảnh Chùa An Xá là điểm văn hóa tâm linh quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương; là nơi người dân đến cầu an; cầu phúc.

Tọa lạc tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy huyện Lệ Thủy

Tọa lạc tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy huyện Lệ Thủy

Chùa An Xá ở đâu

Khiêm tốn khép mình bên bờ tả ngạn của dòng Kiến Giang yên bình; chùa An Xá tọa lạc tại thôn An Xá; xã Lộc Thủy huyện Lệ Thủy. Từ Trung tâm huyện lỵ Lệ Thủy du khách đi bằng đường bộ về phía Tây 8 km là đến di tích chùa An Xá.

Gọi là chùa nhưng nơi đây không có sư sãi trụ trì; chỉ có cụ ông Trần Xứ là người trong thôn được dân làng tín nhiệm giao cho việc trông coi và hương khói trong chùa. Chùa An Xá được thành lập từ năm 1900; thuộc hệ phái Phật giáo Đại thừa hay Bắc tông.

Kiến trúc độc đáo

Chùa An Xá là một trong những công trình văn hóa Phật giáo hiếm hoi trên đất Quảng Bình còn giữ được gần như nguyên bản kiểu cách thiết kế của một ngôi chùa cổ. Án ngữ trước mặt tiền ngôi chùa là bức bình phong được xây dựng bằng gạch đá vững chắc.

Cổng chùa đơn sơ

Cổng chùa đơn sơ

Ngoài ý nghĩa về phong thủy nhằm cản bớt hỏa khí xâm nhập quá mạnh vào chùa có thể gây tổn hại đến chủ nhân; ở khía cạnh khác; bức bình phong này còn có ý nghĩa thẩm mỹ; trang trí. Xét bố cục; bình phong là một bức tường nhỏ; cố định chắn ngang trước công trình nhưng kiểu dáng và cách thức trang trí trên đó thì muôn hình vạn trạng.

Bức bình phong kiểu cuốn thư

Bức bình phong kiểu cuốn thư

Ở chùa An Xá đó là một bức bình phong kiểu cuốn thư được biến thể với hình mặt rồng đắp nổi bao quát hết phần chính diện. Hai đuôi bức cuốn thư là hai con hạc chễm chệ trên lưng hai con rùa đứng đối diện với nhau; biểu thị cho vẻ hài hòa của đất trời; sự trường thọ và thịnh vượng.

Tiền sảnh là điểm nhấn nổi bật nhất trong không gian nhỏ hẹp của chùa An Xá được bố trí bằng 3 lối cửa ra vào cao rộng bằng nhau. Bờ tường của bức tiền sảnh chia làm 3 phần; tất cả các chi tiết điêu khắc đều ưu ái cho phần trung tâm với ba chữ “An Xá Tự” và các họa tiết đắp nổi công phu hình long; ly (lân hay kỳ lân); quy; phụng (phượng); là bộ tứ linh phổ biến trong điêu khắc dân gian của người Việt. Với cách bài trí cân đối và giản dị đó; chùa An Xá vừa mang đến vẻ đẹp thanh tịnh; thoát tục của chùa chiền vừa toát lên sự vững chãi; trong sáng của một căn cứ lịch sử ở giữa lòng dân.

Điện chính Chùa An Xá Quảng Bình

Điện chính Chùa An Xá Quảng Bình

Ngôi chùa gắn liền với phong trào cách mạng

Di tích chùa An Xá có giá trị lịch sử cực kỳ tiêu biểu trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng Tám ở Quảng Bình. Nơi đây; ngày 2 tháng 7 năm 1945 đã diễn ra Hội nghị cán bộ Đảng trong toàn tỉnh. Mười ba đồng chí đại diện cho các phủ; huyện và thị xã Đồng Hới đã về dự. Hội nghị được đồng chí Trần Hữu Dực đến thăm và nói chuyện về tình hình; nhiệm vụ trước mắt và sự cấp thiết phải chuẩn bị mọi điều kiện để khởi nghĩa giành chính quyền. Đồng chí Đoàn Khuê được tổ chức Đảng tại nhà tù Buôn Ma Thuột phân công về hoạt động ở Quảng Bình cũng có mặt trong hội nghị.

Từ sau hội nghị này; các cơ sở Đảng trong toàn tỉnh Quảng Bình đã có cơ quan lãnh đạo thống nhất; tạo nên bước ngoặt lịch sử, mở ra thời kỳ thống nhất tổ chức; thống nhất lãnh đạo, thống nhất hành động để toàn Đảng, toàn dân; toàn quân nhất tề đứng lên giành thắng lợi quyết định trong Cách mạng Tháng Tám. Sự kiện này đã tô hồng thêm bề dày truyền thống của chùa An Xá; biến nơi này trở thành “địa chỉ đỏ” trong hành trình tìm lại ký ức cho những ai muốn khám phá về cái nôi cách mạng một thời.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975); chùa An Xá tiếp tục là căn cứ để các cán bộ cách mạng hội họp; mưu tính kế sách kháng chiến. Địch đã đánh hơi được điều đó và cho máy bay càn quét khiến ngôi chùa phải gánh gồng nhiều thương tích trên mình. Hòa bình lập lại; chùa được trùng tu xây dựng lại vào năm 1994 theo nguyên bản như thiết kế ban đầu.

Chùa nằm ngay bên cạnh nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá. Sinh thời, mỗi lần về thăm nhà; thăm quê; Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều dành thời gian tới thăm và dâng hương lễ Phật. Một lần trong số đó, năm 1999; Đại tướng đã tự tay trồng trong khuôn viên chùa An Xá một cây đa. Ngày Đại tướng mất; người giữ chùa cũng chít khăn tang cho cây đa nay đã vươn vai cao lớn này; như một dấu chỉ tỏ bày niềm tiếc thương vô hạn đối với vị Đại tướng của nhân dân.

Sát hiên phải của chùa An Xá có một cây dừa được các phụ lão làng An Xá trồng cách đây gần 60 năm (1957). Điều đặc biệt là đến năm 1994, cây dừa tự nhiên tách thành 2 ngọn và sống khỏe mạnh cho đến hôm nay.

Câu chuyện về cây dừa hiếm lạ; về chữ V đặc biệt đó được dân làng An Xá tụng truyền, rằng vẻ diệu kỳ được tự nhiên ban tặng ấy là để hướng lời ngợi ca đến anh Văn; người con kiệt xuất của làng An Xá. Chữ V là văn – võ; là văn đức và võ công mà có lần một ông giáo già ở phường Láng Hạ; quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đã khái quát bằng vế đối: “Văn lo vận nước; Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân; Võ hóa Văn”.

Cây dừa hiếm lạ

Cây dừa hiếm lạ

Mỗi dịp Tết độc lập (2-9 hàng năm); sân chùa An Xá lại rộn ràng lên vì chức sắc và gái trai trong làng đều tề tựu về đây để và bắt đầu luyện tập phục vụ cho ngày hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang. Chùa An Xá đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 2-12-1992.

Giữa bao kỳ quan; thắng cảnh du lịch Quảng Bình đang có; chùa An Xá vẫn giữ được không gian trầm lắng và thu hút nhiều du khách thập phương nhờ dấu ấn lịch sử đậm nét và vẻ đẹp tiềm ẩn chan hòa giữa sông nước và ruộng đồng mà không phải điểm đến nào cũng có được.