Bảy Núi An Giang

Bảy NúiAn Giang còn có tên gọi khác là Thất Sơn, bao gồm 7 núi ngọn không liên tục, những ngọn núi này chúng đột khởi trên dải đất rộng lớn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Mặc dù trên địa bàn hai huyện này có đến 37 ngọn núi đá đã được đặt tên nhưng dân gian xưa và nay vẫn thường gọi là bảy núi.

Vùng Thất Sơn Bảy Núi An Giang gắn liền với nhiều câu chuyện huyền bí

Xét về mặt tự nhiên thì trong cuốn sách Gia Định thành thông chí có mô tả như sau:

“Hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc, lại có những cây giáng hương, tóc hương, cây cối xanh um, cầm thú béo mập. Phía đông có ruộng đồng bằng phẳng, phía tây có hồ nước… Ngoài ra, còn nghe gà gáy dưới bóng trăng, chó sủa trong hang động, cảnh huống yên hà ngoài thế giới vậy”.

Tức là, đỉnh núi cao chót vót, bốn mùa mây khói xung quanh, dường như trong từng hang núi đều có mây trắng lượn lờ. Dòng suối cong cong có dòng nước trong vắt như những viên ngọc của thiên nhiên.

Vùng Bảy núi An Giang xung quanh là rừng núi với thảm thực vật phong phú như cây giáng hương, tóc hương, cây cối xanh um tùm, động vật đa dạng. Phía đông lại có ruộng đồng bằng phẳng, phía Tây là hồ nước,… Ngoài ra, về đêm, dưới ánh trăng soi bóng, còn có thể nghe thấy tiếng gà gáy, chó sủa trong hang động.

Cảnh vật nơi Bảy Núi An Giang thật yên bình, chẳng khác nào tách rời hoàn toàn với thế giới ồn ào, náo động bên ngoài.

Thất Sơn An Giang trấn giữ linh hồn?

Vùng 7 núi Thất Sơn An Giang vừa nổi đình nổi đám trong năm qua do xuất hiện một câu trong bài rap Bắc kim thang do Ricky Star trình bày trong chương trình Rap Việp đang là bản hit mới được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Hiện tại, nơi hậu liêu chùa Bồng Lai hay còn gọi là Chùa Bà Bài nằm sát bên kênh Vĩnh Tế, Châu Đốc, An Giang có một ngôi miếu nhỏ, bên trong ngôi miếu này có một tấm bia đá cổ được cho tấm bia trấn yểm ở vùng Thất Sơn huyền bí.

Qua những nét chữ trên bia, Phật Thầy Tây An cho rằng đó là loại “Cao Biền trấn phù bia” dùng để trấn yểm linh khí. Tương truyền tấm bia đó là một đạo “bùa Cao Biền” trấn yểm long mạch vùng Thất Sơn An Giang của người Tàu lên vùng Bảy Núi An Giang.

Sự tích truyền thuyết Bảy núi An Giang

Nhiều người vẫn tin rằng sức mạnh của bùa chú do đạo sĩ Thất Sơn sáng chế ra có thể xoay chuyển càn khôn, giúp đỡ hoặc phá hủy vận mệnh của phận người. Nói cách khác, Thất Sơn vẫn còn mãnh xà, hổ dữ, trăn gió chồm lên núi, cây cổ thụ ẩn hiện linh hồn … Vùng Bảy Núi An Giang vốn đã ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ ​​lạ, đồn đại, linh thiêng. Phải chăng, vùng đất này càng trở nên hấp dẫn và dễ phát triển du lịch văn hóa tâm linh.

Dân gian có câu “Tu Phật núi Yên, tu tiên Bảy Núi”, ý nói Thất Sơn nơi tu hành của nhiều đạo sĩ. Họ dựa vào những cánh đồng rộng lớn, thức ăn dồi dào và những ngọn núi hiểm trở, hoang vắng làm nơi trú ẩn. Họ ngụy trang bằng những câu chuyện ly kỳ về vùng đất Bảy Núi An Giang này và tạo ra những truyền thuyết ma thuật để mọi người không thường xuyên đến và trở nên hoang tàn nhất có thể. Khu vực này lại giáp ranh với Campuchia, nếu có loạn lạc thì rất dễ tùy cơ ứng biến.

Người dân trong vùng Bảy Núi An Giang thường không lên núi, cũng không vào hang, miếu, điện thờ, các đỉnh núi nhô ra có miếu nên Thất Sơn càng huyền bí. Có rất nhiều câu chuyện về voi, hổ, bùa, ma dẫn đường, nhưng chưa ai thực sự nhìn thấy chúng.

Truyền thuyết về Bảy ngọn núi thiêng cũng do các đạo sĩ khai mở, họ dùng con số 7 để áp dụng thuyết phong thủy chọn ra 7 ngọn núi thiêng. Trên thực tế, có tổng cộng 37 đỉnh núi, dù độ cao dưới 50m thì chúng cũng chỉ là những đặc điểm địa lý bình thường được hình thành do quá trình thăng trầm địa chất và đại dương rút đi.

Sau này, Bảy Núi An Giang nổi tiếng cũng là một tên gọi liên quan đến phong trào Cần Vương ở phương nam, tên tuổi của Thủ Khoa Huân, Phan Xích Long và các nho sĩ yêu nước khác đều dựa vào nơi đây làm căn cứ dựng phong trào, Tại núi Ngọa Long Sơn hiện còn lại căn cứ Ô Tà Sóc là một nơi hiểm trở, thích hợp để xây dựng căn cứ quân sự trong chiến tranh.

Tên Thất Sơn Bảy núi An Giang gồm những ngọn núi nào?

Thất Sơn hay còn gọi bảy núi An Giang bao gồm 7 ngọn núi ở An Giang không liên tục là:

  • Thủy Đài Sơn còn có tên Núi Nước
  • Ngũ Hồ Sơn tên khác là Núi Dài Năm Giếng
  • Anh Vũ Sơn còn gọi Núi Két
  • Ngọa Long Sơn còn được gọi là Núi Dài
  • Liên Hoa Sơn có tên khác là Núi Tượng
  • Thiên Cấm Sơn hay còn gọi Núi Cấm
  • Phụng Hoàng Sơn hay có tên Núi Cô Tô

Mời bạn cùng xem tiếp nhiều thông tin hơn về tên Bảy ngọn núi ở An Giang

1. Thủy Đài Sơn

Thủy Đài Sơn hay còn gọi là núi Nước, cách thị trấn Ba Chúc khoảng 2km về phía ngã ba Lạc Quới. Thủy Đài Sơn là ngọn núi nhỏ và thấp nhất trong dãy Thất Sơn, chỉ cao khoảng 20m nhưng khung cảnh xung quanh của ngọn núi này lại đẹp nhất.

Xung quanh là cánh đồng lúa bạt ngạt, khi chưa chín, chúng xanh tươi mơn mởn tràn ngập sức sống, khi mùa thu, cánh đồng lúa chín, sắc vàng dường như nhuộm màu lên tất cả. Xa xa lại là dãy núi Ngọa Long nằm ngang phía trước.

Địa thế đẹp như vậy, tình như thế thì dù chiều cao nhỏ bé nhưng Thủy Đài Sơn vẫn được xếp đầu trong bảy ngọn núi đẹp ở An Giang.

Vào mùa nước lũ thì cảnh vật ở đây càng mỹ lệ hơn rất nhiều. Vẻ đẹp ấy thì chỉ có đến tận nơi, nhìn tận mắt thì khách du lịch An Giang mới có thể cảm nhận hết được. Xung quanh là biển nước mênh mông, ngọn núi nhỏ nằm trơ trọi bên những cơn sóng vỗ.

Tuy Thủy Đài Sơn có độ cao khá khiêm tốn như vị trí của nó khá đẹp, nằm ở một bãi đất trống rộng lớn nên lúc nào gió cũng thổi lồng lộng, tạo nên không gian thoáng đãng và mát mẻ trên đỉnh núi.

Điều đặc biệt là những phiến đá ở nơi đây điều bóng nhẵn, bằng phẳng như bàn thạch, trông thật xinh đẹp. Điều này đủ để chứng tỏ khi xưa, Thủy Đài Sơn từng nằm dưới mặt nước trong khoảng thời gian rất dài.

Chính lực áp của dòng nước đã mài những phiến đá trên khiến cho nó bằng phẳng, bóng láng, hình thù kỳ quái nằm ngổn ngang khắp hòn núi.

2. Ngũ Hồ Sơn

Ngũ Hồ Sơn hay còn gọi là núi Dài 5 Giếng có độ cao 265m so với mặt nước biển và xếp vị trí thứ 4 trong dãy Thất Sơn. Ngũ Hồ Sơn nằm ở thị trấn Nhà Bàng, vách phía Tây và Đông thuộc địa phận xã An Phú, Văn Giáo của Tịnh Biên.

Khác với Thủy Đài Sơn, địa hình của ngọn núi này khá hiểm trở. Hơn nữa, nằm đối diện với Ngũ Hồ Sơn là núi Anh Vũ. Trên đỉnh núi có một khoảng đất khá rộng, diện tích lên đến 1.000m2. Đặc biệt, có một phiến đá rất rộng nằm chính giữa khoảng đất trống này.

3. Anh Vũ Sơn

Anh Vũ Sơn hay còn gọi là núi Ông Két có độ cao hơn 225m, dài khoảng 1.100 m, nằm cách chợ Nhà Bàng khoảng chừng 2,5km, về phía về Huyện Tri Tôn. Có một con đường từ chân núi lên đến đỉnh núi do người dân mở ra để đi kiếm củi thời xưa.

Đoạn đường này ngắn hơn so với đoạn vào cổng chính và có một điều khá thú vị là con đường này còn khá hoang sơ, ít người qua lại, khung cảnh rừng núi dường như còn nguyên vẹn nên cảnh vật rất đẹp và thanh bình.

Có không ít phiến đá tạo hình dáng tự nhiên ở trên núi, nhìn rất độc đáo và xinh xắn. Trong đó có một phiến đá có hình dáng như chiếc thuyền độc mộc nằm ở lưng chừng núi.

Khi trèo đến gần đỉnh Anh Vũ Sơn, tầm nhìn rộng mở hơn, bạn có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng đồi núi xa xa và những thửa ruộng xanh mướt.

Trên ngọn núi này còn có một tảng đá như hình phần đầu của một chút Két, mặt của ông Két quay về hướng Tây. Và nơi này cũng chính là đỉnh ông Két. Từ đó, ngọn núi này cũng được gọi là Anh Vũ Sơn.

4. Ngọa Long Sơn

Ngọa Long Sơn hay còn gọi là núi Dài Lớn có độ cao hơn 580m, dài khoảng 8000m, là ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn. Về vị trí địa lý thì nó nằm cách Trung Tâm thị trấn Ba Chúc khoảng chừng 3 km về phía Tây đi trở ra hướng Tri Tôn.

Từ ven đường vào núi bạn sẽ bắt gặp rừng trúc vàng, nhìn khá bắt mắt. Hàng trăm cây trúc được trồng len lõi đến tận trong núi như những chiến binh thầm lặng canh giữ cho Ngọa Long Sơn.

Dưới chân núi lại đang xây dựng một hồ chứa nước cực lớn để phục vụ cho Nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Như vậy, khung cảnh núi non hữu tình, có sông có suối như thế này sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong tương lai.

5. Liên Hoa Sơn

Liên Hoa Sơn hay còn gọi là núi Tượng có độ cao khoảng 145m, chiều dài 600m, là ngọn núi nhỏ đứng thứ hai trong dãy Thất Sơn, sau Thủy Đài Sơn. Tọa lạc ở vị trí trung tâm Thị Trấn Ba Chúc, giao thông thuận lợi để tham quan.

Để trèo lên núi này không phải dễ, tuy bé nhỏ nhưng đi hết một đoạn là đã hết đường mòn nên bạn phải định hướng để lên núi. Rừng trên núi ít bị khai hoang nên giữ được gần như 90% nguyên sinh, hoang dã.

Cây cối mọc um tùm lấp cả lối đi.Trên Liên Hoa Sơn còn trồng rất nhiều tre, những bụi tre to lớn, như ôm ấp cả ngọn núi.

Đến đây, bạn sẽ bắt gặp không ít cây ăn trái rất ít khi gặp ở Thất Sơn mà chỉ có tại Liên Hoa Sơn mới có. Có lẽ là đường lên núi khó khăn, chưa ai khai phá hoặc người dân ít đưa các loại trái cây vào trồng trọt.

Cũng ở khu vực núi này, cách đây khoảng 30 năm về trước, Pôn Pốt đã tàn sát hơn 3.000 người dân vô tội. Phải chăng có quá nhiều chết chóc diễn ra trên Liên Hoa Sơn mà có ít người qua lại?!

6. Thiên Cấm Sơn

Thiên Cấm Sơn hay còn gọi là núi Ông Cấm có độ cao hơn 716 m và chiều dài khoảng 7.500m và là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn đồng thời cũng là ngọn núi thiêng nhất trong bảy vùng núi tại An Giang.

Tuy chiều dài của nó xếp thứ hai, đứng sau Ngọa Long Sơn nhưng cũng đủ có đường xe chạy trên núi. Hơn nữa, gần đây lại khai trương tuyến cáp treo lên hồ Thủy Liêm.

Vậy nên nếu du khách muốn lên núi thì có thể đi bộ theo các lối mòn trong rừng, đi xe khách hoặc đi bằng cáp treo. Hơn nữa, ở đây lại có hồ nước thiên nhiên vừa rộng vừa đẹp, dòng nước trong, tên gọi Thủy Liêm hình thành nên điểm du lịch sinh thái, sơn thủy hữu tình, hút khách du lịch bốn phương đổ về đây tham quan và thư giãn.

Hơn nữa tại đây vừa hoàn thành ngăn đập nước ngăn dòng nước từ suối Thanh Long tạo thành một cái hồ rất lớn, để chứa nước phục vụ cho cuộc sống của những dưới dân ở trên núi.

Từ Hồ Thanh Long đến đỉnh núi, sương mù bao phủ như bao quanh cả lối đi, tạo nên khung cảnh huyễn hoặc, như mơ như ảo, chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh.

Những đám mây trắng bồng bềnh, thoắt ẩn thoắt hiện trên ngọn núi Điện Bồ Hong, ngọn núi cao nhất của Thiên Cấm Sơn càng làm cho vùng đất này thêm vài phần huyền bí.

Thời điểm tốt nhất để leo lên đỉnh Thiên Cấm Sơn là vào buổi sớm khi mà sương rơi trắng xóa. Khách du lịch đến đây, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị lạc, lạc chân vào cõi bồng lai.

Lúc này, bình minh còn chưa ló dạng, không khí trong rừng còn khá âm u, mờ ịt, rừng núi yên tĩnh đến rợn người. Dĩ nhiên, nếu đi vài ba người thì cảnh vật lại mang chút gì đó phiêu miểu, sương mù cứ cuồn cuộn bay lên trên đỉnh núi.

Thiên Cấm Sơn sở dĩ có cái tên như vậy là vì nó gắn liền với truyền thuyết khi xưa. Thời vua Gia Long bị thất trận, quân Tây Sơn truy nã nên ngài đã lên đến nơi này ẩn náu.

Để tránh bị lộ nên các quan địa phương cấm không cho người dân lên đây. Cũng từ đó mà ngọn núi này có tên là núi Ông Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn.

7. Phụng Hoàng Sơn

Phụng Hoàng Sơn hay còn gọi là núi Cô Tô có độ cao hơn 614 m và chiều dài khoảng 5.800m, là ngọn núi có chiều dài xếp thứ ba trong dãy Thất Sơn, sau Ngọa Long SơnThiên Cấm Sơn.

Xét về vị trí địa lý thì Phụng Hoàng Sơn tọa lạc ở xã Núi Tô, Huyện Tri Tôn. Theo truyền thuyết xưa kia, ở ngọn núi này có rất nhiều loại thú quy tụ về đây trú ngụ. Trong đó có loài chim Phụng là nhiều nhất.

Hơn nữa, hình dáng của núi rất đẹp nhưng chim Phụng nên người ta mới đặt tên cho ngọn núi này là Phụng Hoàng Sơn. Núi có ngọn đồi dính liền về phía Tây tên gọi Tức Dụp.

Ai lần đầu tiên đến viếng ngọn núi Phụng Hoàng Sơn chắc chắn phải trầm trồ vì khung cảnh quá đỗi tuyệt vời ở nơi đây.

Phía dưới chân núi là hồ nước, từ hồ Suối Vàng chảy ra. Trên là dòng suối với vách đá thẳng, đứng cao sừng sững.

Buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, có rất nhiều khách du lịch An Giang và người dân địa phương đến đây để hóng gió, cảm thụ không khí trong lành, tươi mát.

Vị thế đẹp, sơn thủy hữu tình, địa lý thuận tiện nên nó là điểm đến hút khách nhất trong dãy Thất Sơn. Đập ngăn nước Hồ Soài cũng đã được xây dựng xong nên không khí ở đây rất tuyệt, bốn về lộng gió, mát mẻ quanh năm.

Lễ hội đua bò Bảy núi An Giang

Lễ hội đua bò bảy núi An Giang là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Đây là lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống, vừa là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi An Giang.

Lễ hội đua bò An Giang được diễn ra hàng năm vào dịp Tết Dolta tại Chùa Rô thuộc xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, lễ hội có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân Khmer nơi đây.

Thời gian Lễ hội đua bò An Giang truyền thống diễn ra từ 29/08 âm lịch đến 01/09, bàn con xem đây là môn thể thao độc đáo có ý nghĩa tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất trong mỗi dịp lễ cúng ông bà, tưởng nhớ tổ tiên của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Trong các ngày lễ này, thanh niên trai tráng trong phum sóc (làng) mang những đôi bò đến cày ruộng giúp nhà chùa, khi cày vừa xong, các chủ bò chọn những đôi bò bắt cặp với nhau để tranh tài kéo bừa trên những thửa ruộng xâm xấp nước vừa cày xong. Dần dần tục lệ đã trở thành một môn thể thao truyền thống thu hút đông đảo du khách đến tham quan, xem các cặp bò tranh tài.

Trong những ngày lễ này, thanh niên trai tráng mang những đôi bò khỏe mạnh nhất đi cày ruộng trên đất giúp nhà chùa, khi cày vừa xong, các chủ bò chọn những đôi bò bắt cặp với nhau để tranh tài kéo bừa trên những thửa ruộng xâm xấp nước. Dần dần tục lệ đã trở thành một môn thể thao truyền thống thu hút đông đảo du khách đến tham quan, xem các cặp bò tranh tài.

  • đặc sản vùng bảy núi an giang
  • khu du lịch bảy núi an giang
  • Kí sự khám phá vùng bảy núi an giang
  • bản đồ bảy núi an giang
  • nghĩa trang bảy núi an giang