Dinh chúa Đảo ở Côn Đảo
Côn Đảo là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với những ai muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu về lịch sử đất nước qua các địa danh nổi tiếng như Nhà tù Côn Đảo và Dinh Chúa Đảo, tôi sẽ giới thiệu cho bạn Dinh Chúa Đảo hay còn gọi là Nhà Chúa Đảo, một điểm tham quan nổi tiếng.
Phía trước Dinh Chúa Đảo là con đường Tôn Đức Thắng, là trục đường chính 2 làn 2 chiều có ngăn cách công viên, hàng cây cổ thụ lâu năm, được mệnh danh là con đường đẹp và đắt giá nhất Côn Đảo
Một chút về Ông. Tôn Đức Thắng, Ông là linh hồn của các tù nhân chính trị Côn Đảo, người sáng lập và lãnh đạo chi bộ đặc biệt của Hội tù nhân Côn Đảo trong suốt 15 năm bị giam cầm tại Côn Đảo từ năm 1930 đến cuối năm 1945.
Dinh tỉnh trưởng hay Dinh ông lớn, Nhà chúa Đảo tên được gọi của Dinh Chúa Đảo, được hình thành cùng với cơ sở hạ tầng của đảo vào khoảng năm 1862-1876. Tổng diện tích gần 17 nghìn m2, bao gồm: nhà chính, nhà phụ và sân vườn ..
Từ năm 1862 đến năm 1975, 53 thế hệ chúa đảo đã trải qua 113 năm tại Nhà Chúa Đảo. Trong đó, có 39 chúa đảo thời thuộc địa của Pháp và 14 chúa đảo thời Đế quốc Mỹ.
Tại đây, chúa đảo Angdua đã bị tù nhân bắt và bị giết vào năm 1919. Với tư cách đứng đầu của hệ thống nhà tù Côn Đảo, tất cả bộ máy cai trị cùng các quan chức toàn đảo đều nằm trong sự điều khiển của chúa đảo tại Nhà Chúa Đảo.
Tại đây chúng đề ra các chính sách và biện pháp nghiêm khắc để đàn áp và tra tấn tù nhân một cách dã man. Ngày nay, Dinh Chúa Đảo được dùng để trưng bày tội ác của chúng.
Trong số 53 tên chúa đảo, có một số tên mà sự tàn ác của chúng đồng nghĩa với chế độ giết người, tên chúa đảo Andouard trong thời Pháp là một tên khét tiếng trong thời kỳ đó, những tên này đã tạo ra một nơi được gọi là “địa ngục trần gian” Côn Đảo, tất cả chúng đều từng dùng Nhà Chúa Đảo làm nơi ở.
Vào thời Mỹ Ngụy, tên Nguyễn Văn Vệ là đại diện tiêu biểu cho sự tàn bạo và thâm độc, tên này đã làm cả thế giới chấn động với chùm hình ảnh về sự kiện Chuồng Cọp 1970 với những người tù đau đớn chết ngạt sặc sụa trong lớp vôi bột.
Dinh thự của chúa đảo ban đầu là nơi ở và làm việc của các chúa đảo, sự đối lập bên ngoài cuộc sống khốn khó của tù nhân, còn tại đây thể hiện cuộc sống xa hoa của giới cai trị bên cạnh sự nghèo khổ và khắc nghiệt của những tù nhân.
Trong vườn Sở Rẫy Ông Lớn thường xuyên có hàng chục tù nhân, họ phải làm những công việc khổ sai để phục dịch mọi sinh hoạt của chúa đảo.
Dinh Chúa Đảo cũng là nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của Côn Đảo vào năm 1945 và ngày Côn Đảo giải phóng hoàn toàn vào năm 1975. kể từ ngày giải phóng, Dinh Chúa Đảo được sử dụng làm bảo tàng di tích lịch sử và văn hóa ở Côn Đảo.
Di tích Nhà chúa đảo đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng vào ngày 29 tháng 4 năm 1979, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ban hành Quyết định số 54-VHQĐ về việc công nhận nơi này.
Dinh chúa đảo được xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Đây là nơi ở và làm việc của 53 đời chủ đảo trong đó 39 tên người Pháp và 14 tên người Việt Nam, là trụ sở đầu não của bộ máy hoạt động cai trị nhà tù thời thực dân Pháp – đế quốc Mỹ.
Dinh chúa đảo là nơi bày ra âm mưu, thủ đoạn tù đày, ra những mệnh lệnh tiêu diệt những tù nhân chính trị, cũng tại nơi này tên Chúa đảo khét tiếng Anduara đã bị trừng trị và tiêu diệt bởi những tù nhân.
Khu di tích lịch sử Cách mạng Côn Đảo có bề dày lịch sử 113 năm, Nhà Chúa Đảo đã chứng kiến biết bao đổi thay, thăng trầm, những sự kiện bi tráng và rất đỗi hào hùng của dân tộc Việt trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc.
Sau ngày giải phóng, BQL Di tích Văn hóa Cách mạng ở Côn Đảo đã trưng dụng Nhà chúa Đảo làm nơi trưng bày với bốn chủ đề về Côn Đảo:
- Đất nước và con người
- Địa ngục trần gian
- Trường học đấu tranh cách mạng
- Di tích lịch sử cách mạng và lòng người Việt
Ngoài bốn chủ đề trên thì phòng trưng bày còn có trưng bày một chuyên đề ảnh về Nhà tù Côn Đảo từ những năm 1908 đến năm 1916.
Gần 700 di tích văn hóa được trưng bày cũng phần nào chuyển tải đến công chúng những bằng chứng xác thực về những hy sinh, mất mát, cũng như những bằng chứng về tội ác mà chủ nghĩa thực dân, đế quốc gây ra cho những người yêu nước và chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị giam giữ tại Nhà tù Côn Đảo.
Nhiều năm qua, BQL Di tích Lịch sử Văn hóa Cách mạng Côn Đảo đã bổ sung tài liệu, di tích văn hóa vào phòng trưng bày và kho hiện vật, được các cấp, ban ngành, đặc biệt là Ban liên lạc Cựu tù chính trị Côn Đảo với nhiều hình thức khác nhau đã sưu tầm được nhiều hiện vật và tư liệu có giá trị cao.
Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, đã thu thập được 6.074 tài liệu lưu trữ về tù chính trị ở Côn Đảo (trong đó có 4.774 ảnh chân dung kèm hồ sơ), 266 hiện vật; 542 ảnh và tư liệu giấy, lưu trữ tại Nhà Chúa Đảo.
Đây là một điểm thăm quan có thu phí, bạn có thể mua vé tại Bảo Tàng Côn Đảo gần đó, có hai loại vé 4 điểm và 5 điểm như sau:
- Vé thăm quan di tích: 40.000đ/ người/ lượt
- Cụm 1: Nhà Chúa Đảo hay còn gọi là Dinh Chúa Đảo
- Cụm 2: Di tích Nhà tù Phú Hải
- Cụm 3: Di tích Chuồng cọp Pháp
- Cụm 4: Di tích Chuồng cọp Mỹ
- Vé thăm quan di tích và bảo tàng: 50.000đ/ người/ lượt
- Cụm 1: Bảo tàng Côn Đảo
- Cụm 2: Nhà Chúa Đảo hay còn gọi là Dinh Chúa Đảo
- Cụm 3: Di tích Nhà tù Phú Hải
- Cụm 4: Di tích Chuồng cọp Pháp
- Cụm 5: Di tích Chuồng cọp Mỹ