Khám phá Bản dân tộc người Arem

Bản dân tộc người Arem thuộc dân tộc thiểu số Chứt, trước năm 1956 người Arem chủ yếu vẫn sống trong các hang đá, rèm đá trong vùng lõi của vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Được sự vận động của chính quyền địa phương, người Arem đã về định cư lập bản tại km số 39 đường 20 Quyết Thắng, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đây là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm mới cho cho du khách.

Bản Arem giữa núi rừng Phong Nha

 Từ trung tâm thành phố Đồng Hới đi theo đường Hồ Chính Minh Đông khoảng 45 km là đến trung tâm du lịch Phong Nha Kẻ Bàng.  Tiếp tục đi theo đường 20 Quyết Thắng huyền thoại, quý khách nhớ dừng dân ghé lại Hang Tám Cô, Hang Y Tá để thắp hương tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ. 

Du khách nhớ ghé dừng chân thắp hương tại Hang Tám Cô

Từ cửa động Phong Nha lên bản A Rem khoảng 39 km, con đường quanh co uốn lượn, 2 bên đường là những dãy núi đá vôi trùng điệp, cùng với sự xuất hiện của những con gà rừng, sóc đang kiếm ăn bên vệ đường một cách tự nhiên, không sợ người tạo thêm sự hứng thú cho du khách.

Người Arem ở Tân Trạch được coi là tộc người được phát hiện muộn nhất ở nước ta vào năm 1956, khi họ đang đứng bên bờ vực của sự diệt vong, chỉ còn 18 người. Theo tìm hiểu, trước đây, người Arem vốn là một tộc người có tên tuổi, cư trú tập trung ở hai nơi có các tên gọi Rục hay Bòn Bòn. Nhưng do chiến tranh, để tránh bom rơi, đạn lạc, họ đã bỏ bản, lui vào trong rừng già của dải Trường Sơn náu thân. Vì cuộc lánh nạn này cho nên điều kiện sinh sống hết sức khó khăn và dẫn đến suy kiệt dần. Năm 1956, lúc được phát hiện ra, người Arem đã và đang sống một cuộc sống hết sức nguyên thủy như ở hang, mặc quần áo vỏ cây và đồ ăn, thức uống chủ yếu không qua đun nấu. 

Trạm y tế được xây dựng khang trang

Đến năm 2003, sau những lần vào tận nơi tìm hiểu, chính quyền địa phường đã kêu gọi người dân trở về, dựng lên bản Arem hay xã Tân Trạch hiện nay nằm Km 39 trên Ðường 20. Hơn 42 mái nhà truyền thống, mái lợp chắc chắn được dựng lên. Sau đó là chương trình cán bộ “3 cùng” vào rừng ăn, ở, huy động, kêu gọi và di dân về. Xã Tân Trạch – bản của người Arem chính thức có tên từ đó.

Cuộc sống bà con nay đã cải thiện

Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ đi xe ô tô là đến bản ARem, du khách sẽ bị hút hồn bởi phong cảnh núi rừng hoang sơ, được trải nghiệm cuộc sống làm nương rẫy, chăn nuôi và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của người dân tộc Arem. Đến nhà già làng, trưởng bản cùng nghe câu chuyện sinh sống trong hang đá đến sự đổi thay của dân bản ngày nay đã có nước sạch, điện sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời, trường học, trạm y tế, quán xá mọc lên.

Ngôi nhà của người Arem sinh sống

Bé gái Dân tộc Arem đang giã gạo giúp mẹ

Trẻ em dân tộc Arem hồn nhiên vui chơi nô đùa

Từ bản ARem, sau khi xin phép đồn biên phòng, kiểm lâm, chính quyền bản, du khách tiếp tục theo chân người dẫn đường là người dân tộc bản địa men theo lối mòn đi sâu vào trong rừng, từ trên đỉnh núi đi qua nương rẫy của ba con, băng qua cánh đồng lau xuống thung lũng là đến Suối Groòng, tổng quảng đường khoảng 3 km.

Đến Suối Groòng, du khách sẽ được tận hưởng những phút giây thư giản bên dòng suối, hòa mình vào dòng nước trong xanh mát lạnh giữa khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ hoang sơ, một trải nghiệm thật tuyệt vời.

Du khách đi men theo lối đường vào đi sâu vào rừng

Khung cảnh núi rừng hoang sơ

Băng qua cánh đồng lau tuyệt đẹp

Suối Groòng nước trong xanh nhìn thấu đáy có bãi đá rộng cho du khách nghỉ ngơi

Du khách thích thú chụp hình lưu niệm

Những hóc đá nơi người Arem từng cư trú để tránh bom đạn