Lịch sử Côn Đảo
Côn Đảo từng được mệnh danh là địa ngục trần gian, nhưng hiện nay với tiềm năng du lịch sẵn có, Côn Đảo đã trở thành địa điểm du lịch hút hàng triệu du khách mỗi năm đến đây du lịch. Hãy cùng chúng tôi đi du lịch Côn Đảo khám phá lịch sử nơi đây bạn nhé.
Côn Đảo, còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Côn Sơn, Côn Lôn, còn được người Khmer gọi là Koh Tralach, là một quần đảo ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Cảng Trần Đề 83 km và từ thành phố Vũng Tàu cách 180 km.
Côn Đảo còn được gọi là Poulo Condor và xuất hiện trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Vào năm 1977, được Quốc Hội nước Việt Nam họp và quyết định lấy tên chính thức là Côn Đảo, là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chung vĩ độ với tỉnh Cà Mau, cùng kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo dòng lịch sử Côn Đảo
Côn Đảo có vị trí thuận lợi trên con đường biển nối liền Châu Âu – Châu Á nên người phương Tây đã biết đến Côn Đảo từ rất lâu.
Đoàn thuyền của nhà thám hiểm Marco Polo người Ý đi vào năm 1294, gồm 14 tàu trên đường từ Trung Quốc về nước, bị mất 8 tàu trong một trận bão, số còn lại trôi dạt vào Côn Đảo, nhờ đó từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16, nhiều đoàn du khách châu Âu đã biết và đến thăm Côn Đảo.
Cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, tư bản Anh, Pháp bắt đầu chú ý đến các nước phương Đông. Các công ty Anh – Pháp đã nhiều lần cử người ra Côn Đảo để tiến hành các cuộc điều tra, khám xét toàn diện nhằm xâm chiếm Côn Đảo.
Tấm bản đồ trên hiện được lưu trữ tại Thư viện Quốc Gia Pháp, chú thích trên:
- A: Bến cảng
- B: Trại lính Pháp (1721-1723)
- C. Phế tích đồn lính Anh
- D: Làng dân đảo
- E. Lối vào cảng vào mùa gió Đông Bắc
- F. Lối vào cảng vào mùa gió Tây Nam
Vào năm 1702, năm đời chúa thứ 12 Nguyễn Phúc Chu, một công ty Đông Ấn của nước Anh điều quân lính ra Côn Đảo và xây dựng pháo đài, cột cờ sau đó.
Ba năm sau, ngày 3 tháng 2 năm 1705, người Macassar Mã Lai bấy giờ nổi dậy và người Anh phải rời Côn Đảo.
Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Ông Bá Đa Lộc thay mặt Chúa Nguyễn Ánh ký với Bá tước De Mantmarin về Hiệp ước Versailles.
Đây là văn bản đầu tiên của triều Nguyễn nhượng chủ quyền Cảng biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp. Đổi lại, người Pháp sử dụng 4 tàu chiến, 1.200 binh lính, 200 xạ thủ và 250 lính Phi để giúp chống lại quân Tây Sơn.
Theo truyền thuyết, trong đợt thứ ba, Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi chạy trốn đến Côn Lôn, Ở ẩn dật ở đây vài tháng. Do đó, hiện nay có một ngọn núi cao tên là núi Chúa trên đảo Côn Sơn, đền thờ Bà Phi Yến là thứ phi của Chúa Nguyễn Ánh ở làng An Hải, và Miếu thờ Hoàng tử Cải, con trai của Bà Phi Yến tại làng Cỏ Ống.
Nguồn gốc hệ thống nhà tù chính trị Côn Đảo
Ngày 1/2/1862, Bonnard ký quyết định thành lập Nhà tù Côn Đảo, từ đó Côn Lôn sẽ được biến thành nơi giam giữ các tù nhân chính trị Việt Nam, sử dụng hệ thống chuồng cọp nổi tiếng.
Trong thời kỳ này, số tù nhân lên tới 8.000 người. Dưới chế độ tàn khốc của nhà tù, khoảng 20.000 người Việt Nam đã chết và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương.
Thiên đường Côn Đảo ngày nay
Ngày nay, Côn Đảo đã trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ và tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
Đến đây, bạn có thể tản bộ để cảm nhận sâu sắc quá khứ, khám phá thế giới biển với những rặng san hô rực rỡ sắc màu và những khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú và quan trọng nhất là rời cuộc sống phố thị ồn ào về nơi yên bình tĩnh lặng nghe từng con sóng vỗ bờ đón bình minh mỗi sáng.
Côn Đảo đã nhanh chóng chuyển mình từ “địa ngục trần gian” trở thành một trong những hòn đảo hấp dẫn nhất trái đất khiến du khách đến với hòn đảo xinh đẹp này không khỏi xúc động.