Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo
Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo là một điểm đến tâm linh huyền thoại không thể thiếu, đi du lịch Côn Đảo bạn được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ và được tham quan nhiều cảnh đẹp của núi rừng và biển cả, ngoài ra bạn còn được ghé thăm các khu du lịch tâm linh mà mang dậm dấu ấn lịch sử.
Hãy cùng chúng tôi tới Côn Đảo tham quan nghĩa trang lớn nhất của Côn Đảo – nghĩa trang Hàng Dương để tìm về lịch sử dân tộc nét đẹp thanh bình nơi đấy.
Nghĩa trang Hàng Dương là nơi yên nghỉ của hàng chục nghìn người yêu nước Việt và chiến sĩ cách mạng qua nhiều thế hệ bị tù đày, suốt từ những năm 1862 đến 1975 trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Dưới sự sống khắc nghiệt tại nhà tù và sự tàn bạo của cai ngục họ đã hy sinh tại Côn Đảo.
Nơi đây ghi dấu bao đau thương của người dân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo là một di tích căm thù, có giá trị tố cáo chế độ thực dân, đế quốc đồng thời giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Khi đến du lịch Côn Đảo ai ai cũng muốn đến thăm viếng nghĩa trang Hàng Dương là nơi yên nghỉ hàng nghìn chiến sĩ cách mạng yêu nước đã ngã xuống và mãi mãi ở lại trên mảnh đất này để dâng một nén hương tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc kiên cường trước những chế độ của kẻ thù thực dân cực kỳ khắc nghiệt và tàn bạo.
Tổng quan:
- Khu nghĩa trang rất rộng, thoáng mát và lịch sự.
- Người viếng nghĩa trang hầu như là suốt 24/24 nhưng nhiều nhất là buổi tối.
- Có nhiều người bỏ đồ viếng lại nghĩa trang nên luôn luôn có bộ phận trực để thu gom dọn vệ sinh nên nghĩa trang rất sạch đẹp. Không gian ấm áp không có cảm giác lạnh lẽo.
Vị trí:
- Thuận tiện đi lại, tách biệt với bên ngoài.
- Trước cổng vào có sân đậu xe rất rộng, ở Côn Đảo thì có bỏ xe cũng không sợ mất xe.
Ý nghĩa ba bức điêu khắc trong Nghĩa Trang Hàng Dương
- Bức Trao Áo: Cao 9 mét nặng 25 tấn được dựng vào năm 1980, có dòng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”, tượng có ý nghĩa từ câu chuyện Ông bí thư đầu tiên của Hòn Gai là Vũ Văn Hiếu trao áo cho Ông. Lê Duẩn nguyên là Tổng Bí thư. Tượng trưng cho tinh thần hiến dâng tất cả cho cách mạng.
- Bức Bất Khuất: Cao 3.2m rộng 22m, hình tượng như dãy núi, bức từng nhà tù, xếp chồng lên nhau từng khối, điêu khắc sâu khoét lõm sâu như ô cửa xà lim bên trong là những nhân vật bị xiềng xích đang giúp đỡ nhau đi qua những bức tường đá.
- Bức Hy Vọng: Cao 5, hình tượng là một nhân vật nữ đứng hiên ngang trước gió, đầy hy vọng với tinh thần lạc quan, dang rộng cánh tay thả chim tự do.
Nếu có dịp đi du lịch Côn Đảo không thể không ghé thăm nghĩa trang Hàng Dương. Đi viếng mộ của các vị anh hùng trong đêm là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Trên từng ngôi mộ của các chiến sĩ đều có những cây hương tỏa khói thơm thoang thoảng. Đặc biệt, ở trung tâm của nghĩa trang có ngôi mộ của chị Võ Thị Sáu. Cảm giác của các bạn lần đầu đến đây buổi tối hơi có chút sợ hãi nhưng sau thì cảm thấy nơi đây thật linh thiêng và thú vị
Sự tồn tại của nhà tù Côn Đảo trong suốt 13 năm được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, tay sai của thực dân, đế quốc đã giam cầm hàng chục ngàn tù nhân. Trong số đó đã có hơn 20.000 người đã chết dưới chế độ tra tấn tàn bạo.
Trong nghĩa trang Hàng Dương khắp mọi nơi đều có thi hài của các tù nhân, Sau đó, do nhiều cuộc đấu tranh khốc liệt của các tù nhân, những người chết mới có một bia mộ mới bằng xi măng và một vài hòn đá trên nấm mộ.
Ngày 19/12/1992, nghĩa trang Hàng Dương đã được khởi công xây dựng, cải tạo khuôn viên khoảng 20 ha và có tu bổ hàng năm, nghĩa trang được chia thành 4 khu với 1913 ngôi mộ. Trong đó A, B, C là các khu vực nghĩa trang cũ, và khu D là diện tích khu mộ mới được thiết lập sau này.
Nghĩa trang Hàng Dương được tôn tạo mới bố trí một khu vực tổ chức hành lễ rộng rãi, tượng đài trung tâm uy nghiêm cao 21,6m thiết kế từ hình dáng của các bia mộ và nấm mồ, được ghép từ 144 khối đa chạm khắc các hình tượng quen thuộc của dân tộc Việt.
Đến với nơi này chúng ta chắc hẳn phải tới thắp nén nhang cho bao anh hùng đã ngã xuống. Nhìn những ngôi mộ phai màu theo thời gian nghi ngút hương khói thực sự khiến bao người rơi lệ.
Tuy là nghĩa trang nhưng hằng đêm ban quản lý nghĩa trang vẫn mở những bài ca hào hùng khiến bao khách thập phương đến viếng cảm thấy rất tự hào. Nơi đây như một nhân chứng sống mãi mãi để con cháu Lạc Hồng nhớ về cha anh đã hy sinh cho tổ quốc.
Khu A
Gồm 688 ngôi mộ (7 ngôi mộ tập thể), trong đó 91 ngôi mộ có tên và 597 ngôi mộ không tên. Hầu hết các ngôi mộ là năm 1945 hoặc sớm hơn. Có mộ của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong.
Khu B
Trong đó có 695 mộ (17 mộ tập thể), trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ không tên. Đa phần các ngôi mộ có từ năm 1945 đến năm 1960. Ở khu vực này có ngôi mộ của nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc.
Khu C
Gồm 373 mộ (trong đó có 1 mộ tập thể), trong đó có 332 mộ có tên và 41 mộ không tên. Hầu hết các ngôi mộ có từ năm 1960 đến 1975. Nơi đây có phần mộ của anh hùng Lê Văn Kiệt.
Khu D
Bao gồm 157 ngôi mộ, trong đó 14 ngôi mộ có tên và 143 ngôi mộ không tên. Đặc biệt những ngôi mộ ở khu D được quy tập từ những ngôi mộ ở Hòn Cau, Hàng Keo.
Có lẽ điều đặc biệt của nghĩa trang Hàng Dương là phần lớn du khách vào viếng ban đêm, du khách đến thắp hương lên mộ các anh hùng đã hy sinh trên mảnh đất Côn Đảo hào hùng trong vào những năm kháng chiến.
Du khách đến nghĩa trang khoảng 22h đêm ngày càng đông. Đèn sáng rọi những lối đi và đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, trước mỗi ngôi mộ đều có một cây đèn nhỏ như ngọn nến lung linh, càng làm cho nghĩa trang Hàng Dương trở nên lấp lánh và huyền ảo. Đâu đó có tiếng nhạc nhẹ nhàng sâu lắng như một bản giao hưởng ru giấc giàn đời cho những anh hùng, liệt sĩ và những người yêu nước Việt.
Viếng nghĩa trang Hàng Dương linh thiêng vào ban đêm được coi là một hoạt động có từ rất lâu ở Côn Đảo, vì liên quan đến phần mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu của Nghĩa trang Hàng Dương.
Mọi người cho rằng càng về khua là thời điểm mà âm và dương có thể hòa hợp và giao tiếp thông qua tâm trí. Vì vậy, hàng đêm tại Nghĩa trang Hàng Dương, người dân địa phương và du khách thập phương về đây rất đông.
Nghĩa Trang Hàng Dương có gì?
Điểm đặc biệt khi đến Côn Đảo là vào thăm Nghĩa trang Hàng Dương, là nơi yên nghỉ của hơn 20 ngàn chiến sĩ cách mạng.
Nơi đây có mộ 1 vài nhân vật nổi tiếng & được đặt tên đường như:
- Tổng bí thư Lê Hồng Phong.
- Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.
- Liệt sĩ Lê Văn Việt.
- Liệt sĩ Nguyễn Oanh.
- Liệt sĩ Lê Văn Thọ. …
Nhưng có lẽ ngôi mộ được viếng thăm nhiều nhất là của nữ liệt sĩ Võ Thị Sáu.
Mỗi ngày có khoảng 2000 người ra thăm Côn Đảo thì chắc cũng phải 99% là đến viếng mộ cô Sáu.
Cô Sáu ra đi khi tuổi đời chưa đến đôi mươi cho nên sự hiển linh của cô là rất lớn. Thêm nhiều câu chuyện xung quanh cô được thiêu dệt cho nên lại càng huyền bí hơn. Thôi thì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cho nên ai đến Côn Đảo cũng đến lạy cô Sáu 1 lần rồi mới đi đến những địa điểm khác.
Âm thanh ở Nghĩa Trang Hàng Dương
Hệ thống âm thanh được thiết kế dạng cột dọc cao khoảng 40cm, lắp đặt trên vỉa hè của nghĩa trang rộng 19000m2, khi phát hệ thống âm thanh này người đến viếng mộ ở mọi nơi của nghĩa trang đều có thể nghe được.
Hệ thống loa góp phần rất quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như giáo dục truyền thống cách mạng của nhân dân Huyện Côn Đảo, phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch và tìm hiểu lịch sử Côn Đảo.
Dàn âm thanh là quà tặng của tỉnh Bạc Liêu, tuy giá trị không nhiều nhưng là tấm lòng, tình cảm, lòng kính yêu đối với các bậc tiền bối cách mạng.
Đến với Côn Đảo bạn sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị hơn nữa, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp nơi đây, linh thiêng và hùng vĩ như nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.